Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải biểu tại Hội thảo. Ảnh: VGP/Huy Thắng |
Đây là nội dung được trao đổi tại Hội thảo khoa học Quốc gia “Ngân hàng Chính sách xã hội - 15 năm một chặng đường” do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức mới đây.
Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết, sự nghiệp giảm nghèo của đất nước luôn được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Là ngân hàng chủ lực trong cho vay giảm nghèo, qua 15 năm hoạt động NHCSXH đã luôn đồng hành cùng người nghèo, truyền tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng chính sách ở mọi miền của tổ quốc, phát huy vai trò là đòn bẩy kinh tế quan trọng của Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Thực tiễn hoạt động của NHCSXH đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh, có hiệu quả và tác động xã hội rõ nét của kênh tín dụng chính sách đặc thù ở Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường trong suốt 15 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tính đến hết tháng 8/2017 đã có trên 30 triệu lượt hộ nghèo và các và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ thoát nghèo. Cũng từ nguồn vốn này đã thu hút, tạo việc làm cho gần 3,5 triệu lao động được tạo việc làm, trong đó có hơn 111.000 lao động thuộc hộ nghèo và gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) có thời hạn ở nước ngoài; trên 3,5 triệu HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 10 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 520.000 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; gần 105.000 căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long; trên 11.000 căn nhà phòng tránh bão, lụt. Tổng dư nợ của NHCSXH đạt 167.047 tỷ đồng, gấp 23 lần so với thời điểm nhận bàn giao. Tỉ lệ nợ quá hạn của NHCSXH chỉ là 0,43%/tổng dư nợ
Đại diện cơ quan quản lý, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, sau 15 năm hoạt động, NHCSXH đã thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành ngân hàng giao phó.
Với mô hình hoạt động ưu việt, hiệu quả, hiệu lực của NHCSXH, các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đã được truyền tải một cách kịp thời tới các đối tượng thụ hưởng, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn, thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo về ý thức tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai, hoàn thành cơ bản Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững qua các thời kỳ.
Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành tựu được quốc tế công nhận, công cuộc giảm nghèo của Việt Nam vẫn đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Vì vậy sẽ đặt ra nhiều thách thức cho NHCSXH trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngân hàng là phát triển ngân hàng theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước, tạo bước đột phá trong giảm nghèo. Do đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, rất cần các ý kiến, đề xuất, kiến nghị xác đáng, thiết thực giúp cho hoạt động của NHCSXH nói riêng, hoạt động giảm nghèo bền vững nói chung đạt được những kết quả vượt bậc trong giai đoạn tiếp theo.
Thực tế, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cùng với các bộ, ban, ngành đã luôn tạo điều kiện để NHCSXH thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi như: bảo đảm ổn định nguồn vốn (tái cấp vốn cho NHCSXH; chỉ đạo TCTD Nhà nước duy trì 2% số dư tiền gửi tại NHCSXH); điều hành lãi suất phù hợp với điều kiện thị trường; triển khai các giải pháp để hướng dòng vốn tín dụng thương mại cùng với dòng vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH vào công cuộc giảm nghèo của đất nước...
Sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực hiện ủy thác một số nội dung công việc là một phương thức hoàn toàn đặc thù của hoạt động tín dụng chính sách, phù hợp với năng lực quản lý và phương thức hoạt động của tổ chức chính trị-xã hội, là đặc điểm riêng có khi tổ chức thực hiện tín dụng vi mô ở Việt Nam.
Các nhà khoa học cũng đánh giá cao về các cơ chế cho vay của các tổ chức cung cấp tín dụng chính sách đối với hộ gia đình nông thôn; quy mô, cơ cấu, chất lượng tín dụng chính sách. Qua thực tế, tín dụng chính sách giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện phân công lại lao động xã hội; từ đó giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường nông thôn.
Theo Anh Minh//baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã