Theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Mỹ, hiện nay có trên 80% lượng tỏi bày bán trên toàn cầu có xuất xứ từ Trung Quốc. Hầu hết những loại tỏi này đều được phun thuốc để ngưng mọc mầm và bị tẩy trắng. Tỏi Trung Quốc có thể được tưới bằng nước cống và khử trùng bằng methyl bromide trước khi được xuất khẩu. Đây là chất diệt sâu bọ rất độc hại với con người, nó có thể hủy hoại hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong.
The Age dẫn nguồn từ một khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp tỏi Úc cảnh báo, đa số tỏi của Trung Quốc đều được phun hóa chất để ngưng mọc mầm. Không những vậy, tỏi đã được tẩy trắng và ngăn chặn côn trùng.
Ngoài ra, tỏi Trung Quốc được trồng với hàm lượng chất tăng trưởng cao, sau đó được tẩy trắng và ướp các hóa chất bảo quản dài ngày. Vị của tỏi Trung Quốc thay đổi cũng là một trong những dấu hiệu của hóa chất độc hại chứa sâu bên trong tép tỏi.
Đặc biệt, một nguyên nhân khác làm cho tỏi Trung Quốc nhiễm độc là do môi trường, đất trồng ô nhiễm. Một báo cáo chính thức của chính phủ Mỹ vào năm 2014 cho biết gần 1/5 diện tích đất của Trung Quốc bị nhiễm độc kim loại nặng như cadmium, asen cũng như thuốc trừ sâu và phân bón có hại khác.
Trước thông tin này, người dân Việt Nam không khỏi hoang mang, lo lắng. Bởi dọc các tuyến phố hay các khu chợ, có rất nhiều hàng bán tỏi không rõ xuất xứ, không phân biệt được đâu là tỏi Việt Nam, đâu là tỏi Trung Quốc.
Thông tin thêm về chất lượng tỏi Trung Quốc, PGS.TS Nguyễn Văn Viên, chuyên gia về Dư lương thuốc bảo vệ thực vật của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong quá trình, xử lý và bảo quản thực phẩm, người ta vẫn phải dùng đến một số chất bảo quản, nếu dùng đúng liều lượng và nồng độ thì sẽ không có ảnh hưởng gì nhưng nếu người sản xuất vì mục đích lợi nhuận mà sử dụng với hàm lượng cao thì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hơn thế, nếu đúng như báo cáo của Mỹ, tỏi Trung Quốc được trồng với hàm lượng chất tăng trưởng cao, tưới bằng nước cống, sau đó qua xử lý bằng chất tẩy trắng, phun thuốc ngưng mọc mầm và khử trùng bằng methyl bromide trước khi xuất khẩu thì hậu họa mang đến cho người tiêu dùng là rất nghiêm trọng. Những chất độc này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư. Thậm chí, nếu hàm lượng chất độc trong tỏi quá cao thì có thể gây ngộ độc cho người dùng ngay sau khi sử dụng'.
PGS.TS Nguyễn Văn Viên khuyên: "Tốt nhất là những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ đã qua xử lý, bảo quản như thế nào thì người tiêu dùng không nên ăn. Đặc biệt là với những sản phẩm đã đưa ra nghi ngại về mức an toàn thì người tiêu dùng càng phải cẩn thận".
Về hình thức bên ngoài tỏi Trung Quốc sẽ có màu trắng và rất to, bóng mịn. Còn những củ tỏi Việt Nam thì củ sẽ bé hơn rất nhiều, vỏ bên ngoài sẽ không được trắng đều mà sẽ có màu xanh hoặc thâm. Bên cạnh đó, những củ tỏi Trung Quốc thì kích cỡ sẽ đều tăm tắp. Còn những củ tỏi Việt Nam thì thường không đều nhau.
Tép tỏi Trung Quốc không chụm lại, vì vậy sẽ dễ dàng bóc vỏ. Còn những tép tỏi của Việt Nam sẽ chụm lại với nhau, khi bạn bóc vỏ sẽ rất lâu và khó bóc.
Tỏi Trung Quốc khi ăn sẽ có vị hơi hăng hăng nhưng lại không hề có mùi thơm. Còn tỏi ta thì có vị the, thơm cay và nồng đặc trưng khiến người dùng rất dễ nhận biết.
Hoàng Huy/vietq.vn
http://vietq.vn/toi-trung-quoc-ban-day-cho-co-the-gay-tu-vong-d123410.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã