Học tập đạo đức HCM

Trang trại rau organic độc đáo dưới chân núi Voi

Thứ hai - 13/02/2017 21:03
Trang trại có tên Tượng Sơn (núi voi) rộng 2 ha, trong đó có 1 ha để canh tác các loại rau, còn lại là nhà xưởng chế biến, đóng gói, kho lạnh; khu vực sản xuất phân bón, hệ thống lọc nước..
ằm dưới chân núi Voi (thôn Định An, xã Hiệp An, H.Đức Trọng, Lâm Đồng), trang trại rau hữu cơ (organic) của ông Low Kok Chiang (K.C Low, quốc tịch Singapore) là mô hình canh tác nông nghiệp sạch hiếm hoi ở VN.
Ông K.C Low cho biết, năm 1989 ông đến VN kinh doanh dầu ăn và cung cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện... Một lần có dịp lên Đà Lạt, ông đã bị phố núi sương mù “hớp hồn” vì khí hậu mát mẻ, trong lành, núi rừng xanh ngát. Từ đó, ông nảy ý định mua đất trồng rau xuất khẩu qua Singapore.
Năm 2003, ông cùng vợ là bà Lưu Huỳnh Khánh (người TP.HCM) mua lô đất dưới chân núi Voi để trồng rau xà lách. Do chưa có kinh nghiệm nên việc trồng rau xuất khẩu thất bại, ông bà cho thuê lô đất để quay lại TP.HCM mở đại lý buôn bán ô tô. Việc kinh doanh rất ổn định nhưng ông K.C Low vẫn muốn quay lại Đà Lạt để trồng rau. Năm 2015, ông bà lại khăn gói lên Định An để thực hiện giấc mơ trồng rau hữu cơ.
Ông Low chia sẻ: “Để đảm bảo sức khỏe, xu hướng tiêu dùng bây giờ cần những loại rau sạch không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; do đó tôi đầu tư trồng rau đạt chuẩn hữu cơ”. Theo ông Low, trồng rau hữu cơ thì từ hạt giống, phân bón, nước tưới, đất (giá thể chế biến từ xơ dừa) và phương pháp canh tác đều phải sạch. Vì vậy, ông không sử dụng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nào; phân hữu cơ ông tự ủ, còn thuốc trừ sâu được chế biến từ gừng, ớt... Còn bà Khánh cho biết các chuyên gia Hà Lan nhiều lần đến trang trại lấy mẫu rau trên đồng ruộng hoặc tại xưởng chế biến để phân tích, sau đó trang trại Tượng Sơn được Tổ chức Control Uni-on cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ.
Trang trại rau organic độc đáo dưới chân núi Voi - ảnh 1
Rau hoa tuyết trong trang trại
Quy trình nghiêm ngặt
Trang trại hiện đang canh tác trên 140 loại rau, củ được trồng xen lẫn với nhau. Rau thơm có các loại như húng, thơm, bạc hà, gừng, riềng; trong nhà kính tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ là hàng chục loại rau xà lách, lơ baby, cải thảo, sú baby, cải kale, cải cầu vồng... Tại đây có cả những loại rau cỏ quý không phổ biến như tiểu mạch thảo, được cắt thân ép lấy nước trị bệnh tiểu đường. Còn cây rau hoa tuyết phải tưới bằng nước biển chở từ Phan Rang lên rất công phu. Thân và lá hoa tuyết óng ánh những tinh thể trong suốt chính là muối do cây hấp thụ từ đất. Ông Low cho biết hoa tuyết có tác dụng chống gốc ô xy tự do trong cơ thể.
Sản phẩm rau hữu cơ đến kỳ thu hoạch được thu hái trước khi mặt trời mọc, đưa ngay vào kho lạnh. Tiếp đó rau được rửa, sơ chế, đóng bao, dán tem, chuyển vào kho lạnh vô trùng. Khu vực sơ chế rau nhiệt độ luôn lạnh dưới 100C và được khử trùng đạt tiêu chuẩn môi trường vô trùng. Nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO 22000 chế biến thực phẩm. Bà Khánh cho biết thêm, nước rửa rau ở đây cũng là nước qua xử lý bằng tia cực tím, R.O đạt chuẩn nước uống an toàn, cho nên rau đến tay người tiêu dùng cứ thế mà ăn không phải rửa lại.
Cứ 2 ngày, sản phẩm rau hữu cơ Tượng Sơn được chuyển bằng xe lạnh về cửa hàng của công ty tại Q.7, TP.HCM. Cửa hàng lúc nào cũng đông khách, dù ở Định An nhưng qua hệ thống camera ông bà Low biết được lượng khách vào mua rau. Giá bán các loại rau trung bình từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, riêng rau hoa tuyết có giá bán 500.000 đồng/kg.
Chỉ sau 2 năm đi vào sản xuất, nhưng sản lượng rau không đủ cung cấp, cuối năm 2016 ông Low phải mua thêm 2 ha đất ở H.Đức Trọng để trồng rau hữu cơ. Riêng ông Low năm nay bước qua tuổi 70, nhưng ngày ngày vẫn cùng hơn 60 công nhân miệt mài cuốc đất trồng rau như một nông dân thực thụ.

Theo Lâm Viên/ Thanh Niên
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại862,814
  • Tổng lượt truy cập93,240,478
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây