Học tập đạo đức HCM

Triệt tận gốc mầm mống đe dọa ATTP

Thứ năm - 14/12/2017 03:38
Chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi vốn một thời dân xài vô tội vạ được khống chế; tỷ lệ mẫu thịt, thủy sản vượt chỉ tiêu kháng sinh, hoá chất giảm mạnh; tỷ lệ mẫu rau, củ, quả... vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV chỉ còn 0,6%.

Những chỉ dấu được Bộ NN-PTNT công bố cho thấy, thực phẩm Việt Nam ngày càng an toàn hơn.  

Trang trại đoạn tuyệt với chất cấm salbutamol

Sáng qua (13/12), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp giao ban về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm (ATTP). Báo cáo quả giám sát năm 2017 được Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm và thuỷ sản tổng hợp cho thấy, ATTP đang được kiểm soát dần, đặc biệt là các vấn đề nổi cộm như sử dụng tràn lan hoá chất, kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi.

13-56-21_img_30091jpg
Cán bộ thú y kiểm tra chất lượng ATTP tại cơ sở giết mổ gia cầm

Một dẫn chứng cụ thể, đó là kết quả phân tích 9.142 mẫu nước tiểu và mẫu thịt lấy tại các cơ sở giết mổ không phát hiện chất cấm Salbutamol. Tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 0,63% (21/3341 mẫu), giảm gần 3 lần so với năm 2016. Tỷ lệ mẫu thuỷ sản và sản phẩm thủy sản vi phạm chỉ tiêu hoá chất, kháng sinh là 0,89%. Tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV cũng giảm còn 0,6% thay vì 2,05% (năm 2016).

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm và thuỷ sản, trong 10.775 mẫu thịt được lấy phân tích, có tới 2.877 mẫu vi phạm chỉ tiêu vi sinh (Samolnenla, Ecoli), chiếm tỷ lệ 26,7%, tăng so với năm 2016 là 9,35%.

Phân tích thêm về nguyên nhân, bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết: Địa điểm cán bộ thú y lấy mẫu phân tích các loại vi khuẩn Samolnenla và Ecoli là các cơ sở giết mổ (tập trung vào hai TP lớn là Hà Nội và TPHCM). Kết quả cho thấy, Hà Nội (nơi có nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ) có tỷ lệ vấy nhiễm vi sinh vật cao hơn hẳn TPHCM (nơi có nhiều cơ sở giết mổ quy mô lớn).  

Cả nước có hơn 700 chuỗi thực phẩm sạch

Tính đến thời điểm hiện nay, trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng thành công 744 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm và thuỷ sản an toàn. Trong đó có 39 chuỗi được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP theo chuỗi; có 20 địa phương đã triển khai dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, chia sẻ: Mặc dù giá lợn xuống thấp, nhưng năm 2017 có tới 370 trang trại chăn nuôi đăng ký SX theo tiêu chuẩn VietGAHP. Nguyên nhân là do các cơ sở giết mổ lợn, cửa hàng kinh doanh đã ý thức được tầm quan trọng của việc cung ứng thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, nên yêu cầu chủ trang trại có đủ giấy tờ chứng minh chất lượng mới nhập hàng.

Có thể khẳng định sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập vào Việt Nam tương đối an toàn. Đồng thời, Cục BVTV cũng tăng cường lấy mẫu, chủ động giám sát ATTP ngay tại các vùng SX rau, của, quả lớn, qua đó chủ động nắm bắt tình hình và có biện pháp chỉ đạo xử lý.

Liên quan việc kiểm soát chất lượng rau, củ, quả NK, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV, thông tin năm 2017, Cục đã kiểm tra gần 74.000 lô rau, củ, quả, hạt NK với gần 5,2 triệu tấn, gồm hơn 100 loại mặt hàng NK từ trên 700 quốc gia. Trong tổng số hơn 1.000 mẫu rau, củ, quả được lấy để phân tích dư lượng thuốc BVTV và độc tố nấm, kim loại nặng, chỉ có 1 mẫu vượt dư lượng thuốc BTVT cho phép.  

Xử phạt gần 80 tỷ đồng vi phạm quy định ATTP

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ, từ năm 2016 trở lại đây, chúng ta có cách làm mới trong kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP. Việc chuyển từ hình thức thanh tra định kỳ theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất giúp giúp phát hiện nhiều sai phạm hơn, chặn đứng tiêu cực.

Đồng thời, các đơn vị chức năng cũng xử phạt mạnh tay (nhiều vụ việc được đề nghị xử lý ở mức “kịch khung” theo quy định của pháp luật), nêu tên trên phương tiện thông tin đại chúng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm ATTP lên tới gần 80 tỷ đồng. Do đó, các DN, cơ sở SX, kinh doanh thực phẩm bất chính không dám vi phạm hoặc tái phạm.

Đặc biệt, trong năm 2017, tình hình bơm tạp chất vào tôm khá phức tạp. Các đơn vị trực thuộc Bộ đã phối hợp tích cực với Bộ Công an (A86) tiến hành thanh tra đột xuất tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hà Nội,... phát hiện nhiều vụ vi phạm và xử lý nghiêm minh. Báo cáo phản hồi mới nhất của các tỉnh, thành phía Nam cho thấy, vấn đề bơm tạp chất vào tôm đã giảm.

Chỉ đạo tại buổi giao ban, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường biểu dương những thành tích xuất sắc trong công tác quản lý ATTP năm 2017. Vị Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng đưa ra một vài con số "đáng nể "như, chỉ trong vòng 2 năm (2016 – 2017), đã có hơn 9.000 tấn thuốc BVTV nhập lậu, thuốc BVTV làm giả, nhái được thu giữ, tiêu huỷ. Với việc loại bỏ 5 hoạt chất BVTV độc hại, gây nguy cơ cao mất ATTP, chúng ta đã “khai tử” hơn 700 sản phẩm thuốc BVTV khỏi danh mục được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Những sản phẩm trước đây chưa được quan tâm quản lý chất lượng, nay đã được đầu tư một cách xứng đáng. Ví dụ như mặt hàng thịt lợn, nhiều DN lớn đang đổ vốn đầu tư khởi công hệ thống giết mổ hiện đại (ví dụ như tập đoàn Mansan, Dabaco,...).

Với việc tập trung nguồn lực cho truyền thông ATTP, nhận thức của người dân đã có những bước chuyển biến quan trọng. Các vụ việc lớn về ATTP không xảy ra, góp phần tăng trưởng cho ngành nông nghiệp. Kim ngạch XK đạt kỷ lục với khoảng 36 tỷ USD, nông sản Việt Nam có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mới đây, chúng ta đã tiếp cận hàng loạt thị trường tiềm năng với nhiều sản phẩm mới có thế mạnh. Ví dụ như thịt gà đi Nhật; thanh long đi Úc, vú sữa đi Mỹ...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Tiếp nối thành công 2 năm 2016 - 2017, năm 2018 sẽ tiếp tục là năm cao điểm hành động vệ sinh ATTP. Trước mắt, toàn ngành phải vào cuộc mạnh mẽ, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Bộ Y tế và các địa phương để bảo đảm ATTP trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
MINH PHÚC - KIÊN CƯỜNG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay53,466
  • Tháng hiện tại828,744
  • Tổng lượt truy cập92,002,473
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây