Học tập đạo đức HCM

Trồng cây "trăm mắt", đất cằn vẫn hái ra tiền nhờ bón phân Lâm Thao

Thứ tư - 11/07/2018 04:07
Từ mảnh đất cằn cỗi, trồng ngô không ra bắp, trồng lúa chẳng trổ bông, giờ đây, đất Mường Chà (Điện Biên) đã trở nên màu mỡ giúp người dân nơi đây làm giàu, ổn định cuộc sống. Bí quyết nhờ nguồn phân bón Lâm Thao đang được hàng trăm hộ dân sử dụng.

Dân đói là bởi… đất nghèo

Mường Chà là một trong những huyện nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, nằm cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 50km. Đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em với nghề canh nông truyền thống nhưng chủ yếu là đất nương rẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Đặc biệt, với bà con dân tộc ở đây trong nhiều năm trước, bón phân cho cây trồng là một điều xa lạ.

 trong cay 'tram mat', dat can van hai ra tien nho bon phan lam thao hinh anh 1

Gia đình ông Giàng A Sùng, bản Huổi Tóm (xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) có cuộc sống sung túc nhờ trồng trên 8.000m2 dứa. Ảnh: T.L

"Phân bón Lâm Thao rất hợp với vùng đất dốc Mường Chà, lại có chất lượng tốt, giá rẻ nên bà con người Mông, người Thái ở đây thích lắm. Hợp tác xã này có cả trăm ngàn tấn dứa tươi mỗi vụ nhưng chưa bao giờ bị ế cũng là nhờ vào phân bón Lâm Thao đấy”.

Chị Lý Thị Cê

Bà Giàng Thị Sang, dân bản Na Sang, kể: “Cứ đến mùa mưa là chúng tôi mang ngô, lúa nương ra gieo. Vì làm đất nương, không có nước tưới chủ động nên mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ, vì thế cây ngô, cây lúa ở đây năng suất thấp lắm, làm mãi cũng không đủ ăn đâu. Muốn phá thêm cái rừng làm nương mới nhưng Nhà nước cấm rồi. Có người đổi sang trồng sắn, trồng dong giềng nhưng cũng không ăn thua. Những năm trước, còn có người nghĩ là phải cúng ma cho khỏi đói đấy”.

Quả thật, ai từng đặt chân lên đất Mường Chà chỉ 5-6 năm trước vào đúng những ngày mùa thu thì cái cảm nhận về một vùng quê nghèo đói, xác xơ hiện lên rất rõ. Trừ một số diện tích lúa ruộng có thể cấy được lúa mùa là còn chút màu xanh no ấm, còn lại khắp nơi đều là màu vàng úa của cỏ dại, lác đác bên nương những thân ngô khô rũ, gãy gục sau mùa thu bắp.

Những người nông dân chăm chỉ nhất vùng cũng chỉ còn cách lên rừng kiếm rau, kiếm củi; xuống suối bắt cá, mò rêu. Bài toán xóa nghèo bền vững cho nông dân miền núi đã nhiều lần được đặt lên bàn nghị sự, nhưng chưa có giải pháp nào thật sự hữu hiệu bởi không ai khác, chính những người nông dân ở đây cùng với những thay đổi trong kỹ thuật canh tác mới có thể giúp họ xóa nghèo triệt để.

Trong cái sự bí bách về cách làm ăn ấy, ở Mường Chà đã xuất hiện một loại cây cho thu nhập cao “đột biến” so với cây lúa, cây ngô thường ngày, đó chính là cây dứa. Lúc đầu, cây dứa mới chỉ được đưa về đây trồng với tính chất “chơi chơi” của một trong những người tiên phong trồng dứa ở đây là cặp vợ chồng người Mông – Kinh: Lý Thị Cê và Lê Thanh Tâm.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Lê Thanh Tâm bảo: “Do “cái duyên trời xe, cái que trời buộc” nên tôi đã phải lòng cô gái Mông này. Ở giữa một vùng quê đất rộng, người thưa mà làm mãi không đủ ăn làm tôi khó chịu lắm. Một lần xuống thành phố Điện Biên Phủ vào dịp đầu hè, thấy người ta bán quả dứa tươi giá tới 10.000 đồng, tôi mới nảy ra ý định trồng dứa. Thế là tôi tìm hiểu và biết Lào Cai là vùng đất dứa nên sang đó mua giống về trồng. Dứa trồng chỉ năm trước, năm sau là cho quả nhưng quả dứa vẫn không to lên được nên bán không được giá.

Tôi tìm cán bộ khuyến nông học hỏi, mới biết dứa là loài cây rễ chùm nên rất cần nhiều dinh dưỡng trên lớp đất mặt thì mới có thể cho quả to và ngon. Đất Mường Chà vốn bị “bóc lột” dinh dưỡng bao năm nay, nếu không bón phân cải tạo dinh dưỡng cho đất thì đến cỏ dại cũng cằn cỗi”.

 trong cay 'tram mat', dat can van hai ra tien nho bon phan lam thao hinh anh 2

Những trái dứa ở Mường Chà được bón phân đúng cách nên quả rất to và ngọt.

Không chỉ học hỏi qua những cán bộ khuyến nông, anh Tâm còn lặn lội sang Lào Cai, đến những vựa dứa ở Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương… tìm hiểu thêm kinh nghiệm bón phân cho dứa của những nhà vườn thành đạt. Nhờ thế, anh Tâm không chỉ hiểu rằng dân Mường Chà đói là bởi đất nghèo mà anh còn nắm rõ những thời điểm bón phân cho dứa thích hợp nhất để cây dứa đẻ nhánh, ra quả…

“Bón phân cho dứa lấy quả khác với bón phân cho dứa lấy giống; bón phân lúc đang tạo quả khác với lúc dứa đã thu hoạch xong. Những bí quyết này tôi học được từ những chủ vườn dứa ở Si Ma Cai đấy” – anh Tâm chia sẻ.

Đất có giàu thì người mới giàu

 trong cay 'tram mat', dat can van hai ra tien nho bon phan lam thao hinh anh 3

Nhờ có phân bón Lâm Thao, năng xuất và chất lượng dưa mèo của bà con người Mông ở vùng cao Điện Biên được cải thiện rõ rệt. Ảnh: V.D

Khi đã hiểu được rằng phải làm giàu cho đất thì mới làm giàu được cho mình, anh Tâm đã động viên vợ mạnh dạn vay tiền mua gần chục tấn phân bón Lâm Thao ngay từ vụ dứa thứ 2.

 “Dứa cần lân cho thân cứng cáp và rất cần kali cho quả to và ngọt. Đây là vùng đất dốc, nếu thân cây không cứng cáp thì thân dứa không thẳng và quả dứa không thể đẹp, bán sẽ mất giá. Nhưng tôi luôn kết hợp phân hữu cơ với phân vô cơ để tạo nguồn dinh dưỡng vừa giàu vừa bền vững cho đất. Vì thế, vườn dứa nhà tôi không chỉ đẹp nhất vùng mà còn có năng suất cao, duy trì liên tục trong mấy năm vừa qua” – chị Cê, vợ anh Tâm tự hào chia sẻ.

Cũng là một trong những hộ vừa thoát nghèo trong năm 2018 này, bà Giàng Thị Dụ, dân bản Na Sang tâm sự: Từ ngày dân bản học anh Tâm cách bón phân cho cây trồng, năng suất cây ngô, cây dứa ở đây đều cao hẳn lên, ai cũng phấn khởi. Chính vì thế nên khi anh Tâm thành lập Hợp tác xã Dứa Na Sang, nhiều hộ trong bản mạnh dạn tham gia ngay.

“Vào hợp tác xã, xã viên chúng tôi không chỉ được cung cấp những giống dứa tốt nhất, biết cách trồng đúng khoảng cách, được hợp tác xã giúp tiêu thụ sản phẩm mà còn được hợp tác xã cung ứng cho những loại phân bón tốt nhất của Lâm Thao với giá rẻ và có thể trả chậm. Nhờ có phân bón tốt và cách bón phân đúng nên năng suất dứa ở đây đạt tới 25 tấn quả/ha, thu nhập cao hơn 10 lần trồng ngô, lúa nương đấy.

Không chỉ đưa phân bón vào trồng dứa mà bây giờ các xã viên ở đây đều hiểu rằng trồng cây gì cũng phải bón phân thì mới có năng suất cao. Cái dây dưa mèo xưa nay mọc hoang trên núi, ít quả lắm, nay được bà con đem về trồng và bón phân Lâm Thao, quả vừa nhiều, vừa ngọt mát hơn nên bán lại được giá hơn hẳn” – bà Dụ nói.

Chỉ vào hàng nghìn bao hàng xếp cao tới 5-6m trong dãy nhà kho lợp tôn rộng mênh mông, chị Lý Thị Cê, bảo: “Từ ngày dân Mường Chà lấy cây dứa làm cây mũi nhọn xóa nghèo thì nhà tôi cũng thành cái đại lý phân bón này. Ở đây, mỗi năm tôi nhập tới cả nghìn tấn phân bón, không chỉ bón cho riêng cây dứa nhà tôi mà còn cung ứng cho hàng trăm hộ nông dân khác, giúp bà con nâng cao năng suất lúa, ngô, sắn, dong giềng…”.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,927
  • Tổng lượt truy cập92,663,591
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây