Học tập đạo đức HCM

Trồng dâu New Zealand trên giá thể xơ dừa thu hơn 2 tỉ đồng/năm

Thứ năm - 12/10/2017 10:24
Mạnh dạn chuyển đổi vườn hoa cúc sang trồng dây tây giống New Zealand đã giúp nông dân Nguyễn Thanh Trúc (42 tuổi, P.11, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) thu về tiền tỉ mỗi năm.
 
Anh Nguyễn Thanh Trúc trong vườn dâu tây bạc tỉ của mình

Anh Nguyễn Thanh Trúc trong vườn dâu tây bạc tỉ của mình

Nghe anh Trúc tiết lộ, chúng tôi cũng khá bất ngờ với con số thu nhập thuộc loại “khủng” của anh, bởi vườn dâu chỉ rộng 9.000 m2 và anh cũng chỉ vào nghề mới được hơn 4 năm nay. “Với diện tích vườn dâu này, tùy theo mùa, mỗi ngày tôi thu hoạch trung bình từ 40 - 150 kg dâu, bình quân mỗi năm thu 25 tấn. Dâu của tôi được tiêu thụ ở các cửa hàng rau sạch khắp nơi trong cả nước và chưa bị ế hàng. Với giá dâu hiện nay là 200.000 đồng/kg, trừ chi phí khoảng 50%, tiền lãi thu về cũng được hơn 2 tỉ đồng/năm”, anh Trúc nói.

Theo anh Trúc, nếu như không nhanh nhạy, biết “chớp thời cơ” đúng lúc thì đến nay chắc có nằm mơ anh cũng không nghĩ tới hiệu quả đạt được như vậy. Bởi trước đây, suốt hơn 12 năm, anh gắn bó với cây hoa cúc truyền thống, nhưng cuộc sống cũng chỉ “tà tà” qua ngày, không phát triển mạnh được. Thế rồi, năm 2013, thấy gia đình người em trồng dâu tây trên giá thể xơ dừa trong nhà kính mang lại hiệu quả tốt nên anh tìm hiểu và về chuyển đổi 500 m2 trồng thử nghiệm dâu tây. Quá trình trồng thử nghiệm, anh không ngừng mày mò học hỏi tìm ra bí quyết cho riêng mình và đi đến thành công. Thấy hiệu quả, dần dần anh chuyển hết 9.000 m2 đất trồng hoa cúc sang trồng dâu tây giống New Zealand trên giá thể xơ dừa trong nhà kính theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Dâu tây được trồng trong máng với mật độ 1.200 cây/1.000 m2 đất, treo cách mặt đất khoảng 1,3 m trong nhà kính và có hệ thống tưới nhỏ giọt đến tận gốc dâu, rồi có quạt gió, máy đo nhiệt độ đầy đủ. “Giờ nghe thấy vậy tưởng dễ ăn, chứ thực ra trồng dâu tây vất vả lắm. Cây dâu cũng như con người, phải hiểu hết nó mới chăm sóc được. Nhất là về khâu dinh dưỡng, cũng như con người, ăn uống không điều độ hoặc ăn không đúng, không vệ sinh thì sẽ đổ bệnh thôi, và cây dâu cũng vậy, bệnh do chế độ dinh dưỡng ra cả”, anh Trúc cho hay.

Biết được chế độ dinh dưỡng quan trọng, nên anh Trúc liên tục nghiên cứu, thử nghiệm và tìm ra chế độ dinh dưỡng cần thiết để áp dụng cho vườn dâu của mình. “Mỗi vườn dâu có mỗi chế độ dinh dưỡng khác nhau, phải phù hợp với điều kiện tự nhiên như khí hậu và nhiệt độ, nên phải ghi chép, theo dõi hằng ngày mới biết được, chứ không phải cứ theo công thức sẵn mà làm thì không hiệu quả. Nhiệt độ thay đổi, dinh dưỡng không đáp ứng kịp là cây cháy lá ngay. Cây dâu có quy luật là lá đẹp thì cây cho trái không nhiều, ngược lại trái nhiều thì lá xấu, mà mình cần trái dâu chứ đâu cần lá. Nên nhiều người vào vườn của mình thấy lá cháy cháy, họ sợ tưởng là xịt thuốc, nhưng thật ra không phải”, anh Trúc tiết lộ.

Cũng theo anh Trúc, nhiệt độ lý tưởng cho cây dâu phát triển tốt, mang lại hiệu quả cao, ban ngày thì bình thường chứ ban đêm là phải dưới 18oC, hoặc càng thấp thì càng tốt. Cây dâu tây từ khi trồng đến khi được khoảng 1 tháng - tháng rưỡi là bắt đầu cho thu hoạch. Cứ thế thu hoạch suốt và đến khi được 1 năm thì phải bỏ hết để trồng lại. “Giống cần phải mua ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng. Trong quá trình trồng, hằng tuần phải hái lá hư hỏng, lá bị cháy nhiều để cây ra lá mới. Còn nước phải đảm bảo sạch và tưới thường xuyên, tùy vào thời tiết và sự sinh trưởng phát triển của cây, bình quân mỗi ngày tưới từ 8 - 10 lần. Ngoài ra, phải thường xuyên có mặt ở vườn hằng ngày, thậm chí cả đêm để quan sát, theo dõi mới hiểu được cây và kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh khác”, anh Trúc chia sẻ thêm.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay54,276
  • Tháng hiện tại885,003
  • Tổng lượt truy cập92,058,732
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây