Học tập đạo đức HCM

Trồng rau thủy canh làm giàu

Thứ năm - 07/09/2017 21:27
Trước cơn bão thực phẩm bẩn đang bủa vây bữa ăn của từng gia đình, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình trồng rau sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều người.
Anh Phan Nguyên Bic chia sẻ kinh nghiệm trồng rau thủy canh. Ảnh: N.T.
Anh Phan Nguyên Bic chia sẻ kinh nghiệm trồng rau thủy canh. Ảnh: N.T.

Anh Phan Nguyên Bic (sinh năm 1986, ở phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Tây Nguyên tháng 3/2017. Bố mẹ khuyên anh xin việc ở cơ quan nhà nước. Nhưng anh lại tìm đến Đà Lạt tìm hiểu các mô hình trồng rau thủy canh. May mắn đến với anh Bic khi gặp được các chuyên gia trồng rau thủy canh đến từ Hà Lan và tiếp thu được nhiều kỹ năng quý từ những chuyên gia này. Họ đã giúp đỡ anh về phương pháp sản xuất rau thủy canh thích ứng các tháng khô, nóng của vùng Tây Nguyên.

Với những kiến thức đã học và thực tế tại Đà Lạt, anh vay vốn của người thân, bắt tay xây dựng mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới. Mô hình có quy mô 1.500 m2 tại phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, với các loại rau phổ biến như: xà lách, cải thìa, cải chân vịt, rau muống… Hằng tháng, anh Bic thu về 4 tấn rau, giá 30 đến 50 nghìn đồng/kg, trừ chi phí sản xuất và nhân công, anh thu lãi gần 100 triệu đồng/tháng. Vườn rau anh Bic còn tạo việc làm thời vụ cho 7 đến 10 lao động tại địa phương, với thu nhập bình quân 5 triệu/người/tháng. Sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến sinh học, nông nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, anh Bic sẵn sàng giúp các em mở rộng kiến thức bằng chính mô hình trồng rau của mình.

Anh Bic cho biết, hiện các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại TPHCM, Hà Nội và Đắk Lắk đã nhập các loại rau đạt tiêu chuẩn VietGap của anh. Anh dự kiến mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm rau sạch của mình vào hệ thống siêu thị, phục vụ người tiêu dùng trong cả nước. 

Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu của anh Trần Kim Hội ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng được nhiều người tìm đến tham quan, học hỏi. Đứng giữa những hàng rau xanh rì, anh Hội chia sẻ: “Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu là phương pháp tiên tiến trồng rau sạch không cần dùng đất. Năm 2016, trong một chuyến du lịch Đà Lạt, tôi tìm hiểu cách trồng rau theo mô hình thủy canh hồi lưu, về trồng thử nghiệm ngay trong khoảng sân trước nhà, thấy rau phát triển tốt. Đầu năm 2017, tôi mở rộng mô hình này với diện tích 500 m2, đầu tư gần 300 triệu đồng để mua sắm, thiết kế nhà lưới, hệ thống thủy canh, bồn chứa nước, mô-tơ, bộ hẹn giờ điện tử, phân bón sinh học…”.

Theo anh Hội, trồng rau theo mô hình này, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, năng suất cao hơn từ 40-50%, thời gian thu hoạch nhanh hơn 10 ngày so với trồng rau trên đất. Cây rau không phải phun bất kỳ loại thuốc kích thích hay phòng ngừa sâu bệnh nào nên độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Thay vì gieo trồng rau trên mặt đất, hạt giống thủy canh được ươm trong các cốc xơ dừa đã được xử lý nấm bệnh. Sau 1 tuần, cây con được đưa ra cấy trên các ống nhựa có đục lỗ, nối thành một hệ thống giàn, chia thành nhiều tầng, không chiếm diện tích đất lại tiết kiệm chi phí nhân công. Nước tưới cho rau được bơm từ bể chứa lên hệ thống ống nhựa sau đó chảy xuống rồi quay về bể chứa thành một vòng tuần hoàn khép kín.

Để bảo đảm thường xuyên có nguồn thu, anh Hội trồng xen kẽ các loại rau ngắn ngày và dài ngày như cải thìa, xà lách, rau thơm… Trên diện tích 500 m2 đất, anh trồng được 24.000 cây, bình quân 1 tháng thu về 3 tấn rau. Với giá bán từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, trừ hết các chi phí, gia đình anh Hội thu lãi khoảng 50 triệu đồng.

 


Tác giả bài viết: NGUYỄN THẢO

Nguồn tin: www.tienphong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay34,920
  • Tháng hiện tại213,487
  • Tổng lượt truy cập90,276,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây