Quê gốc Nghệ An, sinh ra và lớn lên tại xã Bình Giã, từ thuở lọt lòng, từng bước chân khó nhọc đã theo suốt quãng đời của anh Cường trên con đường mưu sinh lập nghiệp.
Lập thân từ nghề sửa xe đạp
Không đi lại được bình thường như bạn bè cùng trang lứa nên học nghề gì với Võ Phú Cường cũng là một bài toán khó. Sau nhiều lần suy nghĩ, anh quyết định chọn nghề sửa xe đạp.
Sau khi xong việc tại trại chăn nuôi lợn, anh Cường lại ra tiệm sửa chữa xe đạp cho khách. Ảnh: H.V
Năm 1996, sau khi lập gia đình, anh thuê một mảnh đất nhỏ ở thôn 1, xã Bình Trung để mở tiệm sửa chữa xe đạp. Sau gần 10 năm chịu thương chịu khó làm ăn, gia đình anh đã tích lũy vốn liếng để mua được một lô đất hơn 100m2 ở xã Bình Trung trước sự thán phục của người dân trong vùng. Với anh, những bước đi tự lập đầu tiên dù nhiều gian truân nhưng lại là niềm vui, niềm tự hào khi tự mình đứng vững trên đôi chân tật nguyền.
Tâm sự về chuyện nghề và chuyện đời, Võ Phú Cường chia sẻ: “Những người khuyết tật như chúng tôi, học nghề gì, làm ở đâu, có được xã hội chấp nhận hay không là điều vô cùng quan trọng. Đã có lúc nghĩ mình là người vô ích, bởi khi học nghề và làm nghề đối với mình quá khó khăn, chỉ ước sao có đôi chân lành lặn”.
"Với nghị lực của một người thanh niên “tàn nhưng không phế”, anh Võ Phú Cường xứng đáng là tấm gương của người tàn tật tiêu biểu vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương Châu Đức”. Ông Lương Văn Thăng - |
Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm, trau dồi tay nghề, tạo uy tín trong công việc, anh mở thêm một cơ sở kinh doanh xe đạp tại xã Bình Trung. Không những thế, anh còn dạy nghề miễn phí cho hàng chục thanh niên để họ có việc làm ổn định. Riêng tại cơ sở của anh, 2 lao động có việc làm thường xuyên, với mức thu nhập gần 6 triệu đồng/người/tháng.
Trở thành nông dân nuôi lợn giỏi
Quyết tâm mở rộng sản xuất, năm 2010, anh mua vật tư về tự hàn khung sắt, lợp mái tôn,… làm chuồng trại chăn nuôi lợn. Khởi đầu, vợ chồng anh chỉ nuôi vài con nái, sau phát triển đàn lên gần 200 con, trong đó có 20 con lợn nái sinh sản. Những năm lợn được giá, chỉ riêng từ lợn thịt, lợn giống, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Cường thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, bản thân anh và gia đình còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Tại hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2010 – 2015) vào năm 2016, anh Võ Phú Cường là một trong hàng ngàn hội viên nông dân của huyện Châu Đức được chọn là gương sáng về nghị lực vượt lên số phận và khẳng định khả năng của bản thân trên hành trình lập nghiệp. Đến nay, anh vẫn giữ vững danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;