Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng lúa

Thứ hai - 23/03/2015 21:00
Các nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong trồng lúa đã được nhiều địa phương triển khai trong đó có tỉnh An Giang.

Dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” đã được triển khai . Cơ quan quản lý dự án là Sở khoa học công nghệ tỉnh An Giang. Cơ quan chủ trì là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (DT ARC) thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang (AGPPS). Thời gian thực hiện dự án là 36 tháng (tháng 3/2014 -3/2017). Tổng kinh phí thực hiện dự án là  28.969.454.000 đồng trong đó bao gồm: (i) Phần đối ứng của nông dân là 26.692.500.000 đồng, (ii) Đối ứng của Công ty  AGPPS  là 1.704.000.000 đồng, (iii) Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ là 572.954.000 đồng.
 
Hiệu quả trồng lúa công nghệ cao
 
Dự án bắt đầu từ tháng 3-2014. Kết quả sau 7 tháng triển khai thực hiện  đạt 81,2 ha trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao với 25 nông dân tham gia. Nông dân đã được mời tham dự 6 lớp tập huấn về 1 phải 5 giảm với 300 người, 2 lớp tập huấn về  hợp tác hóa với 80 người tham gia. Các tiến bộ kỹ thuật mà nông dân áp dụng trực tiếp trên  mô hình là: Sử dụng hạt giống lúa cấp xác nhận, giảm lượng phân đạm bón vào, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật suốt vụ.
 
tnh-an-giang.jpg
Mô hình ứng dụng công nghệ cao tại An Giang
 
Tưới nước luân phiên xen kẻ giữa ướt và khô giúp tiết kiệm nước tưới. Biện pháp này giúp giải độc đất, hệ thống rễ lúa ăn sâu chống đổ ngã, giảm phát thải khí nhà kính methane, nền đất cứng giúp thu hoạch dễ  dàng, ít thất thoát  bằng máy gặt đập liên hợp lúc thu hoạch.
 
Công nghệ sinh thái, trồng hoa dọc bờ ruộng (sao nhái, mè, đậu bắp) cũng đã được nông dân triển khai, thu hút thiên địch, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái. Dự án tổ chức cho nông dân tham quan các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm suy nghĩ vận dụng vào vùng dự án trong tương lai. Nông dân được tham quan, tìm hiểu những tiến bộ kỹ thuật đó là sử dụng rơm rạ bằng nhiều cách, tùy hoàn cảnh cụ thể như đóng bánh bằng máy, vận chuyển tập trung về một nơi  để tồn trữ nuôi bò hoặc làm nấm rơm.
 
Lúa có thể được thu hoạch  bằng máy gặt đập liên hợp băm nhuyễn rơm, phun Trichoderma (chế phẩm TRICO-ĐHCT- Lúa Von) để rơm rạ hoại mục nhanh làm phân bón lại cho ruộng lúa. Nhiều người được tham quan trình diễn các loại máy cấy,  hoạt động thành công trên vùng đất sình lầy ở ĐBSCL, máy phun xịt bốn bánh giúp an toàn cho người sử dụng. Nông dân được tham quan nhà máy Thoại Sơn với kỹ thuật sản xuất củi làm chất đốt từ nguyên liệu  vỏ trấu.
 
Những kết quả cụ thể  về mặt kỹ thuật và kinh tế  của nông dân trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong mô hình so với nông dân ngẫu nhiên bên ngoài mô hình. Kết quả cụ thể như sau:
 
Về hiệu quả kỹ thuật: Vụ hè thu 2014 có 100%  nông dân trong mô hình sử dụng giống cấp xác nhận, trong khi đó ở ngoài mô hình tỷ lệ này chỉ đạt 8,7%. Lượng hạt giống gieo sạ cũng giảm 34,7% (143 kg / ha so  với 219 kg / ha). Tuy nhiên chi phí cho lúa giống thì tương đương nhau vì nông dân ngoài mô hình sử dụng lúa thịt giá rẻ để làm  giống.
 
Lượng phân lân và kali nông dân bón vào ruộng là tương đương nhau giữa bên trong và bên ngoài mô hình. Tuy nhiên, lượng phân đạm  đã có sự thay đổi tích cực. Nông dân trong mô hình  giảm 12,7 % lượng phân đạm sử dụng so với ngoài mô hình (124 so với 142 kg N/ha ). Lượng đạm giảm, lúa cứng cây hơn, ít sâu bệnh tấn công, góp phần gia tăng năng suất lúa.
 
Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dưới sự hướng dẫn kỹ  thuật  của nhân viên 3 Cùng thuộc AGPPS, nông dân trong mô hình chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Điều này dẫn đến số lần phun thuốc giảm so với ngoài mô hình (tương ứng là 7,9 và 8,7 lần/vụ) .
 
 Về hiệu quả kinh tế: Năng suất lúa trong mô hình gia tăng 6,3%  (5,38 T/ha so với 5,06 T/ha). Giá thành trong mô hình giảm 6,6% (3.305 đồng/kg so với 3.540 đồng/kg). Chi phí sản xuất tương đương nhau, nhưng tổng thu ứng dụng công nghệ cao trong mô hình  thì cao hơn ngoài mô hình (tương ứng là 31,54 triệu đồng/ha và 29,03 triệu đồng/ha, gia tăng 8,6%). Kết quả lợi nhuận cũng gia tăng 23,7% (trong mô hình là 13,76 triệu đồng/ha so với 11,12 triệu đồng/ha ngoài mô hình).
 
Xu thế phát triển, thuận lợi khó khăn
 
Căn cứ mục tiêu chung của dự án là “Từng  bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới ở cánh đồng mẫu lớn. Bước đầu bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, sau đó tiến đến thành lập các tổ hợp tác nhằm hình thành hợp tác xã hoàn chỉnh trong tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ  thuật  theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tiêu thụ nông sản hàng hóa với sự hài hòa phân chia lợi nhuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh lương thực, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam” để phấn đấu vượt qua thách thức trong thời gian tới.
 
Trong 7 tháng thực hiện, dự án đã xây dựng được 3 tổ hợp tác với 34 nông dân tham gia. Sản phẩm lúa của nông dân cộng tác viên tham gia dự án đều được  công ty AGPPS thu mua toàn bộ. Với lượng lúa trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao này, công ty đã chế biến được 227,5 tấn gạo với thương hiệu Hạt Ngọc Trời.
 
Những thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án là nông dân tự nguyện tham gia dự án, có lực lượng 3 Cùng AGPPS bám sát đồng ruộng, chia sẻ cùng nông dân nhằm  chuyển giao kỹ thuật. Công ty tổ chức đầu tư, thu mua sản phẩm, có nhà máy chế biến hiện đại gần vùng dự án.
 
Tuy nhiên quá trình thực hiện dự án cũng còn gặp phải những khó khăn, trong  đó  khó khăn lớn nhất vẫn là tư tưởng của người nông dân, chưa chủ động tích cực hình thành các tổ hợp tác một cách hiệu quả để hợp tác hai bên cùng có lợi với doanh nghiệp. Tập quán bán lúa tươi tại ruộng còn rất nặng nề, chưa chịu theo ghe về nhà máy để bán lúa khô.
 
Để dự án thành công, hình thành được một mô hình điển hình trong trồng lúa ứng dụng công nghệ cao, tỉnh cần ưu tiên nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi trong vùng dự án, đơn giản thủ tục cho nông dân vay vốn mua máy móc làm dịch vụ nông nghiệp. Các ngành chức năng chuyên môn nên chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới nhất, hiệu quả nhất về vùng dự án. Hệ thống chính trị cấp huyện cấp xã vận động thành công nông dân chuyển biến tư tưởng, tham gia tích cực trong các tổ hợp tác để hoạt động hiệu quả trên cánh đồng lớn trồng lúa công nghệ cao.
Theo: baoangiang.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập952
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,766
  • Tổng lượt truy cập93,142,430
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây