Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, chính sách đối với người lao động trong quá trình cổ phần hóa DNNN luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhất quán và xuyên suốt. Người lao động trong DN cổ phần hóa nếu tiếp tục làm việc tại DN sau khi cổ phần hóa được hưởng chế độ ưu đãi khi mua cổ phần lần đầu, trường hợp không tiếp tục làm việc thì được hưởng chế độ dôi dư theo quy định.
Chính sách đối với người lao động cũng thường xuyên được hoàn thiện theo hướng phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Theo nhận định của Bộ Tài chính, chính sách đối với lao động trong DN cổ phần hóa là một giải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho người lao động gắn bó với DN sau cổ phần hóa, phát huy được vai trò làm chủ khi tham gia là cổ đông trong công ty cổ phần.
Đồng thời, khi thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư, các DN cổ phần hóa cũng có điều kiện sắp xếp, bố trí lại lao động, sản xuất hợp lý và hiệu quả hơn. Người lao động dôi dư cũng được tạo điều kiện ổn định cuộc sống và tìm kiếm việc làm mới phù hợp.
Đối với người lao động trong DN cổ phần hóa, chính sách ưu đãi đã được thực hiện từ giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hóa từ hình thức Nhà nước cấp cổ phiếu cho người lao động (Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần) và đến nay là mua cổ phần lần đầu với giá giảm ưu đãi.
Hiện nay, các DNNN đang thực hiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, người lao động tại DN cổ phần hóa được mua cổ phiếu ưu đãi theo thâm niên làm việc với mức giảm giá 40%.
Ngoài ra, người lao động thuộc đối tượng DN cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài trong ít nhất 3 năm tiếp theo (kể từ ngày DN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần theo mức 200 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp cho DN nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho mỗi người.
Đối với người lao động là chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm với mức 500 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho mỗi người lao động.
Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định, số tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được dùng để thực hiện chính sách đối với người lao động và để Nhà nước tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, không được đưa vào ngân sách để chi thường xuyên.
Như vậy, chính sách đối với người lao động luôn được Chính phủ, Bộ Tài chính ưu tiên hàng đầu trong quá trình thực hiện cổ phần hóa các DNNN.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 20-5-2015, cả nước đã cổ phần hóa 43 DN. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2015 cả nước còn phải thực hiện cổ phần hoá 246 DN. Trong đó, có 50 DN đã công bố giá trị DN, 196 DN đang xác định giá trị DN.
Theo baohaiquan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã