Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nông thôn Tịnh Trà, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã triển khai trồng thí điểm giống bí đỏ. Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN
Theo đó, tỉnh Vĩnh Long tập trung xây dựng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản, phấn đấu đến cuối năm 2020 xây dựng hoàn thiện 10 hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong 3 lĩnh vực là lúa gạo, trái cây và thủy sản.
Bên cạnh đó, tỉnh tập trung phát triển các loại hình hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Dự kiến tổng kinh phí để thực hiện đề án trong giai đoạn 2017 - 2020 là trên 19,2 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động khác.
Để đạt mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, tỉnh triển khai nhiều giải pháp như nâng cao năng lực quản lý điều hành và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên 3 lĩnh vực lúa gạo, trái cây và thủy sản; tập trung xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã nông nghiệp mở rộng liên kết theo chuỗi giá trị nông sản gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản qua hợp đồng kinh tế; hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp cho các hợp tác xã.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, tỉnh lồng ghép triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với việc tăng cường tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Cụ thể, giai đoạn 2017-2018, Vĩnh Long xây dựng, củng cố và phát triển các hợp tác xã thí điểm, hướng dẫn các hợp tác xã điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh; thực hiện mô hình theo kế hoạch của tỉnh để hỗ trợ các hợp tác xã thí điểm; hỗ trợ doanh nghiệp gắn kết với các hợp tác xã trong xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị… Giai đoạn 2019-2020, tỉnh hoàn thiện mô hình thí điểm hợp tác xã nông nghiệp và mở rộng, phát triển quy mô hợp tác xã.
Tỉnh Vĩnh Long hiện có 33 hợp tác xã nông nghiệp và 1 liên hiệp hợp tác xã thủy sản; trong đó, 20 hợp tác xã thuộc lĩnh vực trồng trọt, 5 hợp tác xã thủy sản, 7 hợp tác xã dịch vụ,tổng hợp và 1 hợp tác xã chăn nuôi lợn.
Các hợp tác xã ngày càng tăng về doanh thu và lợi nhuận, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động.
Doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã hoạt động là hơn 2,8 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt khoảng 183 triệu đồng, thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Nông dân tham quan mô hình trồng trọt của HTX kiểu mới tại huyện Mang Thít. Ảnh: Báo Sài Gòn giải phóng
Vĩnh Long hiện có 14/33 hợp tác xã nông nghiệp thực hiện tốt hợp đồng liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các hợp tác xã cùng ngành nghề, với công ty, doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân chia thị trường, thống nhất về giá nguyên liệu đầu vào, đầu ra sản phẩm.
Bên cạnh đó, một số hợp tác xã tham gia vào các chương trình khuyến nông, đầu tư sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đăng ký thương hiệu sản phẩm, từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã được nâng lên./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;