Học tập đạo đức HCM

Vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

Thứ sáu - 13/07/2018 00:12
Thời gian qua, ở nhiều địa phương, hương ước, quy ước đã được xây dựng và thực hiện một cách có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cũng là một trong những phương thức thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở.

Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Có thể thấy hương ước, quy ước với tư cách là một công cụ tự quản ở cộng đồng dân cư đã phát huy vai trò quyền lực của nhà nước ở chỗ:

Tạo ra những quy ước nội bộ cộng đồng như về hoà giải, duy trì trật tự ở xóm làng, giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ, tạo sự ổn định chính trị xã hội để cho nhân dân ở cơ sở tin tưởng vào chế độ, vào môi trường sống, yên tâm làm ăn, lao động sáng tạo sản xuất, làm giàu trong khuôn khổ pháp luật.

Là một văn bản hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn hoá mới, duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục bao đời của làng xã; đồng thời là công cụ để huy động sức dân trong việc đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi chung trên cơ sở tự nguyện và đồng tâm, đồng thuận chung như điện, đường, trường, trạm.

Thông qua Hương ước cộng đồng dân cư ở cơ sở đã phát huy trí tuệ của mình bằng cách chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước làm cho làng xóm ngày càng vững mạnh, phát triển đúng hướng.

vai tro cua chinh quyen dia phuong trong viec xay dung va thuc hien huong uoc quy uoc
Hương ước, quy ước với tư cách là một công cụ tự quản ở cộng đồng dân cư đã phát huy vai trò quyền lực của nhà nước. Ảnh minh họa

Từ đó có thể thấy vai trò của chính quyền địa phương là đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, thực hiện và giữ gìn hương ước, quy ước. Để quy ước đi vào cuộc sống cần đạt được sự đồng thuận cao từ nhân dân ngay từ quá trình soạn thảo và xây dựng. Chính quyền phường, xã là cấp cơ sở của quản lý hành chính nhà nước có vai trò là hình ảnh đại diện của nhà nước, của chính phủ ở cơ sở. Chức năng, quyền hạn quản lý đó thể hiện trên phạm vi phường, xã, do đó quyền quản lý của cơ sở xuống tận thôn xóm, tất cả mọi ngõ, mọi nhà, mọi gia đình và cá nhân.

Bộ máy chính quyền địa phương ở cấp cơ sở mà ở đây là cấp phường, xã hình thành nên theo luật tổ chức chính quyền, theo Hiến pháp và các quy định pháp luật khác của nhà nước có liên quan. Bộ máy đó do dân bầu nhưng theo phương thức dân chủ đại diện.

Các thành viên Hội đồng nhân dân xã, những đại biểu của dân thay mặt dân bầu ra chủ tịch và các chức danh trong Uỷ ban nhân dân như một cơ quan chấp hành của Hội đồng vì vậy gắn liền trực tiếp với quyền và lợi ích của người dân, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân và với vị trí của mình trong hệ thống chính trị, chính quyền địa phương cấp cơ sở cần có sự định hướng cho người dân và xác định đây là khâu quan trọng nhất, bảo đảm việc duy trì để việc thực hiện hương ước, quy ước ở đạt hiệu quả trong cộng động dân cư.

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT thì Dự thảo hương ước, quy ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến đóng góp.

Hương ước, quy ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo biên bản thông qua tại Hội nghị. Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cùng Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước, quy ước bảo đảm phù hợp với pháp luật, thuần phong, mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã về nội dung của hương ước, quy ước trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Hương ước, quy ước gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có Công văn đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban nhân dân cấp xã có tránh nhiệm chuyển hương ước, quy ước đã được phê duyệt để Trưởng thôn niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước.

Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hương ước, quy ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, quy ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước, quy ước ở địa phương.

Như vậy có thể thấy sự hiện diện xuyên suốt của chính quyền địa phương cơ sở từ khâu chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước đến chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cùng với đó là việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp xã kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước một cách sâu rộng. Quan trọng hơn cả là việc phát hiện và chấn chỉnh mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở địa phương.

Từ đó có thể thấy hoạt động thực hiện hương ước, quy ước được triển khai gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các phong trào, cuộc vận động khác do Trung ương và địa phương phát động làm nổi bật vai trò của chính quyền cơ sở trong việc thực thi quyển lực Nhà nước.

Tác giả bài viết: Quang Trung

Nguồn tin: phapluatxahoi.vn

 Tags: thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay25,847
  • Tháng hiện tại159,385
  • Tổng lượt truy cập92,537,049
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây