Học tập đạo đức HCM

Vai trò của hương ước trong quản lý xã hội

Chủ nhật - 12/08/2018 20:46
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn thôn, buôn góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, pháp luật và hương ước đang cùng tồn tại như là những chuẩn mực xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.

Còn hương ước là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn thôn, buôn góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.

vai tro cua huong uoc trong quan ly xa hoi
Ảnh minh họa

Hương ước có thể xem là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp luật của Nhà nước nhưng không đối lập với luật pháp của Nhà nước. Hương ước đề cập tới những nội dung cụ thể gắn với hoàn cảnh, phong tục tập quán lâu đời của từng làng, xã, là những nội dung mà các đạo luật khó đề cập đến. Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng làng, xã với nhau, giữa mỗi thành viên với cộng đồng, giữa các cộng đồng nhỏ trong làng, xã.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai việc xây dựng, thực hiện hương ước, gắn hương ước với thực hiện nếp sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới, góp phần quản lý xã hội tại cơ sở đảm bảo phù hợp, hài hòa, gìn giữ nét đẹp, truyền thống, phong tục, nếp sống văn hóa riêng của vùng, miền nói chung và mỗi thôn, làng nói riêng.

Là thiết chế tự quản cộng đồng, thời gian qua, hương ước đã góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ trong phạm vi thôn, làng. Hương ước được coi là thiết chế có tác dụng hỗ trợ pháp luật khi Nhà nước chưa kịp ban hành pháp luật hoặc chưa cần thiết sử dụng pháp luật để điều chỉnh, được ví như “cánh tay nối dài” của pháp luật và cùng với pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện các mối quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội.

Qua triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư cho thấy, việc xây dựng, thực hiện hương ước đã đem lại những kết quả thiết thực đối với công tác quản lý xã hội tại cộng đồng dân cư, tác động rõ nét nhất là thực hiện văn minh, văn hóa trong việc cưới, việc tang.

Nội dung của hương ước gắn với đặc điểm về văn hóa, xã hội của địa phương. Đến nay, việc xây dựng, thực hiện hương ước còn nhằm điều chỉnh, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, khuyến học, y tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (rừng, cây trồng…). Đồng thời, trong một số lĩnh vực quản lý, hương ước được coi là một trong các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả, chất lượng, như: Công nhận gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa; công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thực tế, hương ước đang được chính quyền và người dân địa phương xem như một công cụ tham gia vào quá trình quản trị cộng đồng. Vì vậy, hương ước bên cạnh việc nên được cập nhật với tình hình thực tế tại cộng đồng thì cần nhận diện cơ chế đích thực, con người cụ thể từ cộng đồng đóng vai trò chủ chốt để duy trì tập tục, quản trị cộng đồng cũng như hòa giải các vướng mắc.

Hương ước đã góp phần đưa pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; gìn giữ, phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư ở cơ sở; bài trừ các hủ tục lạc hậu; hình thành giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc của địa phương; phát huy và mở rộng dân chủ ở cơ sở. Qua việc thực hiện hương ước đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới; phát huy quyền tự do, dân chủ ở cơ sở, động viên, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ; giúp nhân dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Như vậy, có thể khẳng định, hương ước là một công cụ quản lý gián tiếp của Nhà nước trong cộng đồng dân cư. Dù đất nước ta đang ngày một phát triển, bên cạnh công cụ pháp luật để quản lý nhà nước thì vẫn cần tiếp tục xây dựng, duy trì, thực hiện và phát huy hương ước bởi những giá trị của hương ước và nâng cao hiệu quả tự quản của cộng đồng dân cư tại thôn, làng.

Tác giả bài viết: Quang Trung

Nguồn tin: phapluatxahoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,860
  • Tổng lượt truy cập92,054,589
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây