Học tập đạo đức HCM

Vẫn cần thương lái

Thứ hai - 13/07/2015 05:29
Ở ĐBSCL, hình ảnh những người thương lái vào tận ruộng lúa, vườn cây ăn trái... để thu mua nông sản của nông dân không còn xa lạ. Nhanh gọn, đơn giản và trả tiền ngay là nét đặc trưng trong phương thức mua bán này. Với những hộ thiếu vốn sản xuất, họ sẵn sàng cho vay.
Nông dân có thể trả theo mức lãi thỏa thuận hoặc vay không tính lãi với điều kiện giá bán nông sản cuối vụ cho họ thấp hơn thị trường… Cứ như thế, hệ thống thương lái len lỏi và tồn tại nhiều năm qua như một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị sản xuất nông sản ở ĐBSCL. Tuy nhiên, hình ảnh người thương lái luôn được nhắc đến trong vai trò "nhân vật phản diện" với những danh xưng quen thuộc: bọn thương lái, đám thương lái, con buôn...
 
Thương lái thu mua lúa cho nông dân tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.

Công bằng mà nói, đâu đó, tình trạng thương lái tranh mua, tranh bán, ép giá nông dân hoặc tiếp tay cho thương lái nước ngoài lũng đoạn thị trường trong nước có diễn ra. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở mặt tích cực, thương lái có vai trò rất quan trọng. Chúng ta thường ấn định doanh nghiệp là "nhạc trưởng" trong chuỗi giá trị nông sản. Điều này không sai nhưng có lẽ chưa đủ nếu quên đi sự góp mặt của người thương lái. Đơn cử là vấn đề tiêu thụ lúa gạo nhiều năm qua vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa nông dân và doanh nghiệp. Nông dân cần bán lúa tươi ngay tại ruộng để có tiền trang trải tiền vật tư, nhân công thu hoạch lúa, trong khi doanh nghiệp chỉ thích mua lúa gạo tại kho. Nông dân không có phương tiện vận chuyển đến tận điểm thu mua còn doanh nghiệp không đủ năng lực để thu mua nhỏ lẻ... Trong khi đó, đội ngũ thương lái lại hội tụ đầy đủ các yếu tố làm hài lòng cả doanh nghiệp và nông dân. Họ có tiền trong tay lại có đội ghe thuyền có thể len lỏi khắp các cánh đồng thu mua lúa cho nông dân. Với những "cò lúa" chuyên nghiệp chỉ cần bốc nắm lúa, cắn mấy hạt là biết chính xác độ ẩm, tạp chất để mua lúa đáp ứng đúng yêu cầu từ phía doanh nghiệp...
 
Các sản phẩm nông sản qua tay thương lái đồng nghĩa với việc qua nhiều tầng nấc trung gian nên khả năng ép giá nông dân có thể xảy ra. Thế nhưng, với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay nếu không có thương lái thì nông sản khó đến được kho các công ty xuất khẩu. Chính vì vậy, ngành chức năng nhiều địa phương trong vùng nhận định, thương lái vẫn là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản trong vòng mười, hai mươi năm tới. Và nhiệm vụ của những lãnh đạo đầu ngành là phải định hướng, tổ chức, sắp xếp để phát huy vai trò tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực từ hoạt động của thương lái.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, mỗi địa phương cần thành lập một tổ chức tập hợp thương lái trên cơ sở tự nguyện để họ có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, nắm bắt thông tin thị trường… Từ tổ chức này, ngành chức năng cũng có điều kiện để phổ biến về đường lối, chính sách; tập huấn kỹ thuật về bảo quản, vận chuyển, chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Một giải pháp không kém phần quan trọng là mở rộng mối liên kết giữa doanh nghiệp và thương lái trong sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, quy định địa bàn thu gom, ký kết hợp đồng cụ thể… Ngoài ra, cần khuyến khích các thương lái có vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý thành lập các công ty TNHH theo chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đối với những thương lái có hành vi trục lợi, ép giá, hạ giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh, cấu kết với thương lái nước ngoài tranh mua, tranh bán, lũng đoạn thị trường trong nước… phải kiên quyết xử lý và có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
 
Nhiều năm qua, với phương thức mua bán đã hằn sâu trong thói quen, nếp nghĩ, cách làm, việc định hướng, tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ thương lái theo những cách nói trên là không dễ. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực từ nhiều phía. Có như vậy, những mắt xích trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, thu mua đến chế biến, xuất khẩu mới chặt chẽ, bền vững và tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được thành công như mong đợi.
 
Bài, ảnh: Quế Lim (Báo Cần Thơ)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập600
  • Hôm nay82,823
  • Tháng hiện tại818,933
  • Tổng lượt truy cập93,196,597
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây