Học tập đạo đức HCM

Về nơi không có hộ nghèo, giàu chiếm gần 80%

Thứ năm - 08/06/2017 21:10
Ở xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm. Đặc biệt theo rà soát hộ nghèo năm 2017 trên địa bàn xã đã có thôn “trắng” hộ nghèo, đó chính là thôn Ngọc Kỳ.

Một ngày hè, chúng tôi về thôn Ngọc Kỳ, đây được coi là làng cổ ngày xưa, về sau được chia ra thành 3 thôn gồm thôn Ngọc Sơn, Ngọc Kỳ và thôn Ngọc. Ngọc Kỳ nằm ở vùng giữa, được bao bọc bởi núi đồi và đồng ruộng. Giữa thôn là con đường liên xã mới được nâng cấp. Ngọc Kỳ có 125 hộ với 505 nhân khẩu, người dân sống dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, trong đó thu nhập chính là chăn nuôi và đi làm kinh tế ngoài.

14-02-46_chn-nuoi-lon-thit-bo-thit-l-l-hi-vt-nuoi-chu-luc-cu-nguoi-dn-thon-ngoc-ky
Chăn nuôi bò thịt

Trong nhiều năm qua, người dân thôn Ngọc Kỳ đã biết vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Bà con đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, coi đây là hướng làm giàu tích cực của kinh tế gia đình. Trong số gần 100 hộ chăn nuôi có trên chục hộ nuôi từ 30 con đến hàng trăm con lợn. Các gia đình đều quy hoạch, xây dựng chuồng trại khoa học, hợp vệ sinh, chăm sóc đàn vật nuôi cẩn thận. Chính vì vậy, đàn lợn không xảy ra dịch bệnh, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Hiện toàn thôn có 8.000 con gia cầm; 100 con trâu, bò; 170 con lợn nái với 3.200 con lợn thương phẩm. Năm 2016 tổng giá trị chăn nuôi trên 5,6 tỷ đồng.

Với phương châm tận dụng nguồn đất nông nghiệp để phát triển sản xuất, người dân trong thôn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa những giống cây trồng hàng hóa vào sản xuất như rau xanh, bí, dưa chuột..., đồng thời duy trì diện tích gieo cấy ổn định. Vì vậy với 35 mẫu đất nông nghiệp đã giúp ổn định an ninh lương thực, bình quân đạt 300kg thóc/người/năm.

Gia đình bác Phan Văn Quang trước đây làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Sau khi tìm hiểu về cách thức nuôi ong lấy mật và nhận thấy xã có nhiều lợi thế đồi rừng, vợ chồng bác đã đầu tư nuôi ong. Lúc đầu chỉ vài đàn, sau nhân giống dần. Đến nay sau hơn 20 năm nuôi ong lấy mật, vợ chồng bác có trong tay trên trăm đàn ong. Mùa nào thức nấy, đàn ong cho lượng mật dồi dào, chất lượng, còn sinh sôi nảy nở thêm, thu hơn 2 tấn mật/năm, lãi hơn 10 triệu đồng/tháng.

14-02-46_bc-phn-vn-qung-o-thon-ngoc-ky-nuoi-hon-100-dn-ong-cho-thu-li-hon-10-trieu-dong-moi-thng
Gia đình bác Phan Văn Quang nuôi cả trăm đàn ong mật

Không chỉ phát triển kinh tế nông nghiệp mà thôn Ngọc Kỳ còn có lực lượng lao động dồi dào đi làm ăn xa. Hướng phát triển này được thôn xác định là một trong những mũi nhọn để nâng cao thu nhập, xây dựng NTM. Thôn có trên 140 người đi làm việc tại các nhà máy, công ty và 5 lao động làm việc tại nước ngoài, mang lại nguồn thu 5,7 tỷ đồng/năm. Nhờ vậy góp phần nâng thu nhập đầu người lên 25,9 triệu đồng/năm 2016, là thôn trắng về hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ còn 3 hộ và hộ khá, giàu chiếm gần 80%.

Đời sống được nâng cao, nhân dân trong thôn đã tích cực cùng nhau đoàn kết, góp sức xây dựng NTM, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Năm 2016, cùng với phong trào đẩy mạnh xây dựng đường giao thông, thôn Ngọc Kỳ đã tiến hành đổ bê tông 5 trục đường ngõ xóm với tổng chiều dài 600 m. Tu sủa, nâng cấp nhà văn hóa thôn với tổng số tiền gần 40 triệu đồng.

14-02-46_duong-gio-thong-nong-thon-cu-thon-ngoc-ky-dn-duoc-be-tong-sch-dep
Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa sạch đẹp
14-02-46_thon-ngoc-ky
Diện mạo khang trang thôn Ngọc Kỳ
Ông Khổng Doãn Thọ - Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ chia sẻ thêm: Công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Đảng ủy, UBND xã đặc biệt chú trọng. Địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp để người dân thoát nghèo, làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương. Sau nhiều năm thực hiện, đến nay trên địa bàn xã tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ khá giàu tăng lên. Từ đó góp phần giúp xã ngày càng phát triển bền vững.
NGUYỄN LOAN/ Nông nghiệp
 Tags: hộ nghèo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập480
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,006
  • Tổng lượt truy cập92,019,735
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây