Cùng với đó, nhiều thông tin về NNCNC và cơ hội quan hệ hợp tác về NNCNC giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã được bàn luận tại Hội thảo Hợp tác ứng dụng CNTT trong Nông nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra trong sáng nay tại GEM center. Hội thảo nằm trong chuỗi Hội nghị Xuất khẩu Dịch vụ CNTT 2017 (Vietnam ITO Conference 2017) diễn ra từ ngày 18 đến 21.10 tại TPHCM do phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC), Liên minh các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam (VN ITO Alliance), Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) đồng tổ chức.
Hội thảo Hợp tác ứng dụng CNTT trong Nông nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra trong sáng ngày 20.10 tại GEM Center |
Chia sẻ tại hội thảo, ông Từ Minh Thiện cho biết 3 lĩnh vực nông nghiệp đang dần được áp dụng CNTT ở Việt Nam hiện nay là: giúp nông dân tiếp cận thông tin thị trường và chuỗi giá trị nông sản, nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi chủ yếu dựa trên công nghệ tự động hóa, cải thiện an toàn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Trên thế giới, CNTT đã trở thành chìa khóa mở ra nền nông nghiệp thông minh và hiệu quả hơn với khoảng 10 tiện ích được áp dụng như: cung cấp giải pháp tài chính cho nông dân, quản lý rủi ro, quản lý đất đai, nâng cao năng lực quản lý nông nghiệp...Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài 3 lĩnh vực chính đã được áp dụng, các lĩnh vực còn lại chỉ mới manh nha hoặc chưa có.
Trang trại áp dụng phần mềm của MimosaTek (Việt Nam), một giải pháp CNTT trong lĩnh vực tưới chính xác. |
Trong khi đó, Việt Nam đang có 2 lợi thế lớn trong áp dụng CNTT vào nông nghiệp là: tiềm năng lớn về năng lượng sạch như điện gió, phần lớn dân số sống dựa trên nông nghiệp với hơn 70% dân số.
Tuy nhiên, đối trọng với 3 lợi thế này là nhiều thách thức. 3 thách thức lớn nhất là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và qui mô sản xuất nông nghiệp. Điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là các vùng sâu vùng xa, việc kết nối internet yếu không thể đáp ứng ngay cả yêu cầu cơ bản nhất của CNTT là kết nối mạng. Nguồn nhân lực bị thiếu, một phần vì những kỹ sư nông nghiệp khó có được kiến thức tốt về công nghệ và ngược lại, kỹ sư CNTT không được đào tạo về nông nghiệp. Qui mô sản xuất nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, khó áp dụng được công nghệ vào nông nghiệp. Một lý do khác nữa là thiếu nguồn dữ liệu về nông nghiệp, yếu tố rất quan trọng để tạo big data, làm nền tảng cho sự gia nhập sâu rộng hơn của CNTT vào nông nghiệp.
Phiên thảo luận giữa các diễn giả về mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ ở lĩnh vực CNTT áp dụng trong nông nghiệp |
Về mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ ở lĩnh vực CNTT áp dụng trong nông nghiệp, Ông Trung Trinh, Giám đốc điều hành Tổ chức Phát triển CNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ cho rằng: Việt Nam dù có tiềm năng lớn vẫn là một đốm nhỏ trong các thị trường về CNTT của Hoa Kỳ. Điều cần cải thiện theo ông Trung, đó là sự kết nối và trao đổi thông tin chặt chẽ giữa hai bên.
Nhật, Hà Lan, Israel đã gia nhập nhiều vào ngành CNTT trong nông nghiệp của Việt Nam, riêng Hoa Kỳ chỉ mới manh nha. Vì thế, ông Từ Minh Thiện đánh giá, khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ ở lĩnh vực CNTT áp dụng trong nông nghiệp là rất lớn.
Uyên Linh/nongthonviet.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;