Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Phúc: Nỗ lực ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ tư - 26/07/2017 05:54
Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều đề tài KH&CN mang tính ứng dụng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong thời gian qua từ năm 2015 - 2017 theo phân cấp, Sở KH&CN, UBND tỉnh đã ra quyết định phê duyệt gần 200 lượt đề tài, với tổng kinh phí 65.142,0 triệu đồng. Theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học năm 2016 do Sở KH&CN thực hiện, tỷ lệ hiệu quả ứng dụng vào thực tế của các đề tài thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013 đạt 68,39%.

Các đề tài thực hiện trong những năm qua của tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát được định hướng phát triển của ngành KH&CN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sau nghiên cứu đã được ứng dụng nhân rộng trong sản xuất và đời sống ngày càng tăng.

Cụ thể, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm qua đã có chuyển biến tích cực: Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đẩy mạnh việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Trong những năm qua, trồng trọt đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhiều mô hình sử dụng giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao đã được nhân rộng, đưa năng suất lúa bình quân đạt 54,4 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha so bình quân 5 năm 2006-2010. Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 39,5 vạn tấn, đạt mục tiêu Đại hội đề ra (39-40 vạn tấn). Chăn nuôi phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,4%/năm. Sản xuất thủy sản phát triển mạnh, giá trị sản xuất thủy sản bình quân tăng 11%/năm.

Từ năm 2012 đến năm 2016, triển khai thực hiện 93 đề tài, dự án KH&CN thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới (chiếm 30,60% TSĐT). Nhiều đề tài được ứng dụng rộng rãi vào thực tế đời sống góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Vĩnh Phúc: Nỗ lực ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp - ảnh 1

Mô hình trồng cà chua ghép theo hướng VietGap tại tỉnh Vĩnh Phúc

Trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn, phục tráng, sản xuất các giống cây trồng như các giống đậu đỗ, các giống lúa lai có năng suất, chất lượng được vào cơ cấu giống lúa của tỉnh như: Đắc ưu 11, Thục Hưng 6, TH3-3, Đại dương 1; Syn 6; Xuyên hương 9838. Nhân giống khoai tây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm khoai tây nuôi cấy mô. Ngô lai chất lượng cao đang từng bước đưa vào gieo trồng trên địa bàn tỉnh;Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống, bảo tồn các loài cây, con dược liệu và sản xuất các dược chất, các sản phẩm thứ cấp có giá trị, như: Duy trì lưu giữ gen các giống hoa Lan, cây lô hội, cây dược liệu quý như sâm Ngọc linh, cây Ba Kích cây Trà hoa vàng....

Một số đề tài đã được triển khai, xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, có sức quảng bá, tuyên truyền rộng rãi trên thị trường như: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu Cá Thính, Thanh Long ruột đỏ Lập Thạch; BAKITAĐA (Ba kích Tam Đảo – Vĩnh Phúc); TRAVATAĐA (Trà vàng Tam Đảo – Vĩnh Phúc); Kết quả thực hiện các đề tài này đã hình thành nên một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh với phương thức sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm và ổn định thị trường.

Hiện nay Sở KH&CN đang triển khai, thực hiện một số đề tài, dự án theo chuỗi khép kín như: Dự án "Xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin gắn với mô hình HTX tiên tiến đối với sản phẩm chuối tiêu hồng tại huyện Yên Lạc"; Dự án: "Xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin gắn với mô hình HTX tiên tiến đối với sản phẩm Rau, Củ, Quả tại huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương" Các dự án thực hiện với mục đích xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống cây con, ứng dụng công nghệ cao, CNTT trong quy trình từ trồng cây đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, thị trường...


Tác giả bài viết: Hùng Cường

Nguồn tin: vietq.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay30,679
  • Tháng hiện tại223,772
  • Tổng lượt truy cập92,601,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây