Học tập đạo đức HCM

Vui như... “săn” cáy đêm hè

Thứ năm - 13/07/2017 05:18
Đến hẹn lại lên, bà con thôn Tùng Sơn (Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rủ nhau đi bắt cáy ven sông vào mỗi chiều hè, vừa tranh thủ kiếm thêm “đồng ra đồng vào”, vừa tận tay chế biến được món mắm cáy đậm đà vị quê...

Những ngày này, khi công việc đồng áng đã khá thảnh thơi, chọn đúng ngày tối trăng, cáy nước lợ to và ngon nhất, bà con Tùng Lộc lại bắt đầu “vào mùa cáy”. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch là “thời điểm vàng” của mùa cáy. Không ai bảo ai, khi bóng chiều vừa buông, bà con tập hợp theo nhóm khoảng tầm chục người tỏa đi khắp các vùng nước lợ ven sông “săn” cáy.

Địa điểm được bà con chọn thường là rừng đước, rừng ngập mặn như đê Đồng Môn, rừng đước Hộ Độ... Ở đây, cáy nhiều lại không phải đi quá xa, hơn thế, thi thoảng vừa bắt lên gặp ngay được khách mua tại chỗ, có “tiền tươi, thóc thật” nên bà con rất hào hứng.

Trời vừa chập choạng, đoàn người đi xe máy tầm 5-7 chiếc nối đuôi nhau tập kết về bờ đê để bắt đầu “săn” cáy. Vì chỉ bắt bằng tay vào buổi tối nên “phương tiện tác nghiệp” rất đơn giản, gồm giỏ, xô, ủng, găng tay, giày và đèn pin đội đầu. Bắt cáy không quá khó nên ai cũng có thể tham gia. Chẳng thế mà đoàn bắt cáy có tiếng “điều quân khiển tướng” của bố, tiếng râm ran chuyện trò của mẹ, hay tiếng cười giòn tan của những đứa trẻ khi giỏ cáy mỗi lúc một nhiều thêm.

Chuẩn bị đồ nghề xong xuôi, xe cộ khóa chắc chắn trên bờ, từng tốp người bắt đầu lần theo mỗi gốc đước để bắt cáy. Từng bước chân nặng trĩu ì oạp dưới bùn, sục sạo dưới những tán rừng ngập mặn, càng lúc nước triều càng dâng, cáy cũng theo đó mà bò lên cao. Chỉ đợi có thế, những người bắt cáy tìm cách gỡ chúng ra khỏi gốc cây và cho vào giỏ buộc ngang bên hông.

vui nhu san cay dem he

Để làm được mẻ mắm cáy ngon, người dân phải chọn bắt vào những ngày tối trăng thì cáy mới chắc, béo, nhiều thịt.

Chị Quyết, một người bắt cáy, cho biết: “Kể sơ qua thì thấy đơn giản nhưng có xuống bắt thì mới biết không hề dễ chút nào. Chị có thâm niên bắt cáy mấy chục năm rồi mà vẫn không tránh khỏi bị cáy kẹp, dù đã dùng găng tay dày”.

Tiếp lời, chị Hà chia sẻ: “Dù là đi theo đoàn nhưng cũng có lúc mải theo bắt cáy mà bị lạc giữa rừng đước trong đêm nên phải kêu gọi “sự trợ giúp của đồng đội” mới tìm được lối ra”.

Mặc dù phải vất vả đi làm vào giờ nghỉ ngơi buổi tối nhưng bù lại, trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, mỗi người có thể bắt được 2-3 kg và bán với giá dao động từ 80 - 100 nghìn đồng/kg. Đây được xem là khoản tiền tương đối khá trong những lúc nông nhàn của bà con. Tuy vậy, có một điều lạ là, bà con chỉ bán cáy tươi khi ở nhà đã có ít hũ mắm cáy để ăn từ giờ đến năm sau.

Lý giải thắc mắc này, chị Quyết cho hay: “Trước đây, khi cuộc sống còn khó khăn, đồ ăn, thức uống hạn chế nên ông bà tự cải thiện bằng cách chế biến con còng, con cáy ven bờ sông thành các món ăn đạm bạc. Thế nhưng, chẳng biết tự lúc nào, mắm cáy đã trở thành thứ khó có thể thiếu của người dân vùng Tùng Sơn. Vậy nên, cứ đến mùa là chúng tôi đi khắp các bờ sông để tìm bắt cáy. Khi mỗi nhà có vài ba hũ mắm đủ ăn trong năm thì mới bán cáy sống…”.

Theo kinh nghiệm của chị em vùng này, để làm được một mẻ mắm cáy ngon, họ phải chọn bắt vào những ngày tối trăng để có cáy chắc, béo, nhiều thịt. Cáy có thể được muối thành nước mắm cáy. Cũng có người lấy trứng cáy nấu canh rau ngót, mồng tơi… Đặc biệt, muối mắm cáy bằng cách xay nhuyễn, trộn lượng muối vừa đủ rồi đem phơi nắng sẽ cho ra “sản phẩm” dễ gây luyến nhớ nhất. Càng được nắng, mắm chín càng nhanh và rất thơm ngon.

Đi bắt cáy vừa kiếm thêm thu nhập, cải thiện bữa ăn, lại như một nét đẹp truyền thống của người vùng Tùng Sơn đang được lưu giữ đến ngày nay. Giá như bà con mạnh dạn xây dựng, phát triển thành một vài cơ sở chuyên chế biến mắm cáy để cung cấp cho thị trường thì chắc hẳn những người “trót” mê món ăn dân dã này sẽ sung sướng biết bao...

Theo An Nhiên/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,473
  • Tổng lượt truy cập92,028,202
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây