ĐƯA NGHỀ VÔ ĐẤT PHƯƠNG NAM
Nhiều người quê Hà Tĩnh sống ở xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) vẫn nhắc câu chuyện cách đây 30 năm, khi lâm trường Hiếu Liêm ăn nên làm ra, Giám đốc Nguyễn Danh An quê ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) một lần về thăm quê kết hợp mộ công nhân vào làm việc tại lâm trường do ông phụ trách, ông Danh ra điều kiện, người nào vào làm tại lâm trường Hiếu Liêm phải mang theo ít nhất một con hươu vào nuôi để nhân giống phát triển...
Nhờ những người dân vốn quê gốc ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vào lập nghiệp mà nay xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) trở thành thủ phủ nuôi hươu, nai lớn nhất miền Nam.
Ban đầu chỉ có 5 hộ đăng ký vào Hiếu Liêm lập nghiệp nhưng chỉ mang được 4 chú hươu đi cùng. Từ những chú hươu có nguồn gốc Hương Sơn đầu tiên, đến năm 2013, ở xã Hiếu Liêm có 150 hộ nuôi hươu. Không chỉ nuôi hươu, người nông dân Hiếu Liêm cón nuôi thêm nai bên cạnh chuồng hươu. Trong số 150 hộ nuôi hươu, nuôi nai, nổi lên nhiều đại gia thu tiền tỷ từ loài thú vốn sống hoang dã trước đó, được thuần chủng gần một thế kỷ trên đất Hương Sơn ngoài Hà Tĩnh như hộ anh Nguyễn Tiến Chương.
Năm 1997, vợ chồng anh Chương nghe theo tiếng gọi của giám đốc Nguyễn Danh An vào Hiếu Liêm lập nghiệp và làm công nhân trồng rừng. Ra đi, vợ chồng anh mang theo 1 cặp hươu giống, Nhờ vùng cỏ thiên nhiên rừng Hiếu Liêm cộng với kinh nghiệm chăn nuôi cha mẹ chỉ dạy, chưa đầy 2 năm anh Chương có nhung hươu thu hoạch. Cặp nhung hưu “khởi nghiệp” trên vùng đất phương Nam giúp anh có cơ hội mua thêm được 2 chú nai tạo con giống. Đến năm 2011 tổng đàn hươu, nai của gia đình anh Chương là 35 con. Suốt tám năm nay, vợ chồng anh vẫn duy trì đàn hươu, nai từ 30 - 35 con vừa cắt nhung bán sản phẩm vừa cung cấp con giống cho bà con các tỉnh lân cận.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO HƯƠU, NAI HIẾU LIÊM
36 năm trước (1982), hoàn cảnh rời quê đi lập nghiệp của vợ chồng Nguyễn Đình Châu không giống các hộ cùng quê vào Hiếu Liêm làm lâm trường. Năm 1982, từ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vợ chồng Nguyễn Đình Châu đã đùm bọc nhau vào tỉnh Đắk Lắk mưu sinh. Năm 1986, biết tin ông Nguyễn Danh An là Giám đốc lâm trường Hiếu Liêm “chiêu” dân Hương Sơn đưa hươu vào lâm trường lập nghiệp, anh Châu cùng vợ từ Đắk Lắk xuôi xuống Hiếu Liêm, xin vợ vào làm công nhân lâm trường và được lâm trường cấp 0,5 ha đất sản xuất kết hợp cất nhà. Tuy là người đến Hiếu Liêm sau và mãi năm 1990 Nguyễn Đình Châu mới mua 1 cặp hươu thử thời vận nghề truyền thống của quê hương.
Vợ chồng ông Nguyễn Đình Châu hiện đang nuôi đàn hươu, nai lên đến 150 con. Năm 2017, từ bán nhung và hươu, nai giống mà vợ chồng ông lãi ròng 700 triệu đồng.
Sau 28 năm, từ 1 cặp hươu khởi nghiệp ban đầu, đến năm 2018, vợ chồng Nguyễn Đình Châu hình thành trang trại chăn nuôi hươu, nai với tổng đàn 150 con. Sau khi giải thể lâm trường, chị Trâm – vợ anh Châu tập trung phát triển đàn hươu, nai, mở rộng chuồng trại chăn nuôi theo mô hình trang trại. Nhờ hươu, nai, vợ chồng anh Châu tích tụ được 10 ha đất trồng cây lâm nghiệp và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
Để nghề nuôi hươu, nuôi nai đem lại lợi nhuận cao, vợ chồng Nguyễn Hữu Châu chỉ giữ lại 3 ha đất mở rộng chuồng trại và đầu tư trồng cỏ giàu dinh dưỡng làm nguồn thức ăn chăn nuôi. Về doanh thu từ tiền bán nhung hươu, nhung nai, Nguyễn Đình Châu “bật mí” cho biết, sau khi trừ chi phí, năm 2017 trang trại thu được 500 triệu đồng. Nếu tính cả tiền xuất bán con giống cho bà con nông dân ở một số địa phương Miền Đông và miền Tây Nam Bộ doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng. Trong khi trang trại nuôi hươu, nai của vợ chồng anh Châu chỉ thuê một lao động làm việc.
Ông Nguyễn Đình Châu trồng rất nhiều các giống cỏ cao sản, giàu đạm để làm thức ăn cho đàn hươu, nai 150 con của gia đình.
Anh Châu còn cho biết, năm 2018 một con hươu giống 12 tháng tuổi có giá bán 14 triệu đồng, nai cùng tháng tuổi như hươu giá bán cao từ 18 – 22 triệu đồng. Nói về bí quyết nuôi hươu, nuôi nai, Nguyễn Đình Châu tâm sự: “Con hươu, con nai rất ít bị dịch bệnh. Thực phẩm nuôi hươu, nai cũng phong phú. Ngoài cỏ non, hươi, nai còn ăn bắp, chuối và phụ phẩm thức ăn chăn nuôi khác. Ở Hiếu Liêm. nếu là gười nghèo thì được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Quỹ Hỗ trợ nông để nuôi hươu, nuôi nai để xoá nghèo và chóng làm giàu!”.
Trao đổi thêm về giá sản phẩm nhung hươu, nhung nai, chị Trâm – vợ anh Châu phấn khởi thông tin: Hai năm nay, người nuôi hươu, nuôi nai thắng lớn về giá. Hiện 1 kg nhung nóng có giá từ 22 - 25 triệu đồng; nhung lạnh lạnh từ 12 - 15 triệu đồng. Nhung nai thấp hơn nhung hươu từ 3- 5 triệu đồng/kg.
Nhằm tạo nhiều sản phẩm nhung hươu, nhung nai phục vụ người tiêu dùng, trang trại của vợ chồng Nguyễn Đình Châu tổ chức chế biến các loại rượu nhung hươu, nai mang thương hiệu “Rựu nhung hươu Trâm Châu”. Qúa trình chế biến, bảo quản sản phầm từ nhung hươu, nhung nai đều được cơ quan Cục an toàn thực phẩm Bộ y tế kiểm định chất lượng và cấp giấy chứng nhận. Nhờ đó, sản phẩm rựu nhưng hươu, nhung nai của trang trại Trâm Châu được bày bán rộng rãi trong hệ thống siêu thị.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;