Học tập đạo đức HCM

Xây dựng khung pháp lý đầy đủ cho bảo hiểm nông nghiệp

Chủ nhật - 07/05/2017 22:37
Nông nghiệp là ngành chịu tác động mạnh của khí hậu, thời tiết, môi trường, thiên tai, dịch bệnh. Hằng năm, ngân sách nhà nước chi hàng chục nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tái sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để hỗ trợ người dân một cách thiết thực, rất cần thêm những chính sách hiệu quả như bảo hiểm nông nghiệp.

Nông dân thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh, huyện Đác Min (Đác Nông) chăm sóc vườn cà-phê. Ảnh: VĂN TÂM

Hỗ trợ thiết thực cho người dân 

Anh Y Tôn Niê, buôn Gram, xã Cư Bao, huyện Buôn Hồ, tỉnh Đác Lắc cho biết, nhà anh có bốn sào trồng tiêu, bốn sào trồng lúa và 3,5 ha trồng cà-phê. Thế nhưng, năm nay cà-phê mất mùa, sản lượng chỉ thu được bằng một nửa của năm trước. “Mất mùa nhiều bởi hạn hán, cây chết khô nhưng không có chương trình hỗ trợ đâu, chỉ vay ngân hàng được 350 triệu đồng, bảo đảm bằng cà-phê, anh Y Tôn Niê nói.

Chị Y Phương Niê, xã Hòa Đông, huyện Krông Pác (Đác Lắc) cho biết, chị chủ yếu đi làm thuê, mỗi ngày được 150 nghìn đồng mua thức ăn cho cả nhà. Mà cũng chỉ làm thuê được mười ngày mỗi tháng, thời gian còn lại ở nhà làm rẫy, nhưng năng suất thấp và phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và nguồn nước.

Điều kiện sản xuất của những người dân tham gia sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên nổi tiếng khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ cho thấy, giờ đây khi thời tiết diễn biến bất thường thì việc đánh cược kết quả sản xuất với thiên tai, dịch bệnh đã là một phần tất yếu trong đời sống của người dân. Trao đổi ý kiến với đoàn công tác liên ngành tài chính - nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ khảo sát nhu cầu thực hiện bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Gia Lai Nguyễn Dũng cho biết, Gia Lai là tỉnh nông nghiệp nghèo, nhận cân đối ngân sách từ trung ương lên tới hơn 60%, với số dân 1,4 triệu người, trong đó có 97,3% là hộ cận nghèo, đối tượng chính sách. Nhận thức được tầm quan trọng của BHNN, UBND tỉnh Gia Lai đã chủ động đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành thực hiện BHNN trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi muốn giúp người dân, bởi nếu không có BHNN thì khi mất mùa người dân trắng tay, mà ngân hàng thì mất vốn. Ngân sách ít, trung ương có chi viện cũng không thể “ngày một ngày hai” mà có ngay được, vì thế, những người làm tài chính trực tiếp như chúng tôi rất hiểu không có gì hiệu quả hơn là thực hiện BHNN - Giám đốc Nguyễn Dũng khẳng định.

Cần khung pháp lý chắc chắn, phù hợp

Từ năm 2014, sau thành công của chương trình thí điểm thực hiện BHNN, Chính phủ đã xây dựng cơ sở pháp lý để mở rộng việc triển khai chính sách BHNN ra diện rộng. Theo đó, việc triển khai thực hiện thí điểm đã thiết lập được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHNN; hình thành được các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đặc tính của từng loại cây trồng, vật nuôi; thu hút được sự chú ý và ủng hộ của nhân dân. Với sự chia sẻ và đồng hành của các doanh nghiệp bảo hiểm, người dân tham gia thí điểm BHNN đã nhận được bồi thường kịp thời khi xảy ra tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, giúp hộ dân ổn định đời sống và có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong đó, bảo hiểm cây lúa đã bồi thường 17,4 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 19%; bảo hiểm vật nuôi đã bồi thường 19,5 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 23,3% và lớn nhất là bảo hiểm thủy sản đã bồi thường tới 675,9 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 309,8%.

Quá trình thí điểm cũng bộc lộ những khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ thì mới có thể tiếp tục triển khai diện rộng. Là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu thí điểm, chưa có nhiều kinh nghiệm; thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng, do vậy, các loại hình thiên tai, dịch bệnh được bảo hiểm chưa phù hợp với tất cả các đặc trưng của từng địa phương. Về quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tuy quá trình thí điểm được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, song nhiều địa phương đánh giá là các quy trình đó vẫn chưa phù hợp với thực tiễn. Việc kiểm soát quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản có khó khăn, không có đơn vị cụ thể được giao nhiệm vụ kiểm soát việc tuân thủ quy trình này. Doanh nghiệp bảo hiểm mới thực hiện loại hình bảo hiểm này nên chưa có chuyên môn sâu.

Đặc biệt, việc công bố bệnh dịch và xác nhận bệnh dịch làm căn cứ để bồi thường cũng rất nhiều khó khăn. Nhiều địa phương quy mô bệnh dịch chưa đến mức phải công bố theo quy định; các địa phương đều e ngại công bố bệnh dịch, vì vậy chủ yếu là xác nhận bệnh dịch. Đối với một số bệnh dịch mới, chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng để công bố, không phải xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thực tế này có thể tạo điều kiện rất dễ thực hiện cho địa phương nhưng lại dễ tạo ra kẽ hở để trục lợi bảo hiểm, vi phạm nguyên tắc bảo hiểm. Đó là chưa kể việc kết hợp giữa các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp bảo hiểm ở các địa phương chưa ăn ý. Các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo, tuy nhiên công tác chỉ đạo có nơi chưa quyết liệt. Trong một số trường hợp, thông qua Ban chỉ đạo, các doanh nghiệp bảo hiểm và các hộ dân đã thống nhất mức bồi thường, song các hộ dân vẫn có đơn thư khiếu kiện đòi bồi thường cao hơn. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn bị tòa án triệu tập, gây tâm lý ngại tham gia BHNN cho các doanh nghiệp.

Với thực tế nêu trên, việc tiếp tục phát huy các kết quả tích cực và khắc phục những hạn chế trong thời gian thí điểm BHNN là rất cần thiết, từ đó mới có cơ sở để mở rộng phạm vi triển khai ra toàn quốc theo chủ trương của nhà nước. Chính vì vậy, một trong những giải pháp “hậu thí điểm” chính là nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý về chính sách BHNN theo hướng ban hành Nghị định và các văn bản liên quan một cách đồng bộ về BHNN. Chỉ khi tạo lập được một khuôn khổ pháp lý ổn định, rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân tham gia BHNN; hỗ trợ phí bảo hiểm cho hộ nông dân nghèo, cận nghèo là các đối tượng dễ bị tổn thương khi xảy ra rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho họ có cơ hội đa dạng hóa các giải pháp tài chính để giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp... thì khi đó, chính sách bảo hiểm mới thật sự là công cụ, phương thức góp phần san sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước; hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và người dân; góp phần tăng cường năng lực quản lý, giám sát rủi ro của người dân để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

Sông Trà/ Báo Nhân dân

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại960,629
  • Tổng lượt truy cập92,134,358
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây