Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Chủ nhật - 29/07/2018 11:31
Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), các địa phương đang hướng đến nâng cao chất lượng tiêu chí, xây dựng NTM kiểu mẫu. Song làm thế nào để xây dựng được mô hình NTM kiểu mẫu, đúng như mong đợi là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất.

Xây dựng NTM kiểu mẫu là quá trình tiếp nối theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường sinh thái trong lành, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở nông thôn. Mục tiêu không mới, nhưng đòi hỏi chất lượng cao hơn nhiều so với ngưỡng đạt chuẩn. 

Khó ở chỗ, trong giai đoạn đầu xây dựng NTM, đa số các địa phương mới chỉ tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn mà chưa thực sự chú trọng đến chỉnh trang khu dân cư, phát huy bản sắc văn hóa vốn có. 

Thế nên, những nét văn hóa riêng ở nhiều làng quê đang bị mai một. Đi đâu cũng thấy dáng dấp làng quê na ná như nhau. Nhạt dần bản sắc, lấy tiêu chí nào để làm mẫu? Trong khi, tiêu chí dù đã hoàn thành, nhưng chưa thực sự nổi bật, đủ để làm chuẩn cũng như đáp ứng được theo quy định của Chính phủ.

 

Đường giao thông nông thôn ở xã Châu Giang (Duy Tiên) được tô thắm bằng những bông hoa chiều tím. Ảnh: Yến Nhi

 

Ông Trần Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) cho biết: Theo Quyết định số 691/QĐ-TTg, ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, xã NTM kiểu mới phải đáp ứng được 4 nhóm tiêu chí về sản xuất - thu nhập - hộ nghèo; giáo dục - y tế - văn hóa; môi trường; an ninh trật tự - hành chính công. Trong đó, nhóm tiêu chí sản xuất - thu nhập - hộ nghèo và môi trường khó thực hiện nhất.

Ông Trần Anh Tuấn lý giải, khó ở chỗ, yêu cầu tiêu chuẩn của xã NTM kiểu mẫu cao hơn chuẩn NTM và không phải cứ có kinh phí đầu tư là hoàn thành giống như tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần có sự tham gia tích cực, trách nhiệm của cộng đồng dân cư.

Xã NTM kiểu mẫu phải có sự nổi bật về cảnh quan môi trường nông thôn, tạo được bản sắc riêng thì càng tốt. Ở giai đoạn này không thể xây dựng NTM kiểu mẫu giống như làm phong trào, mà phải làm hiệu quả để thể hiện rõ tính thực chất. 

Hiện nay, chất lượng tiêu chí NTM ở các xã đạt chuẩn của tỉnh cao hơn chuẩn chưa nhiều. Chiếu theo Quyết định 691 thì cần thêm nhiều thời gian và tâm sức mới có thể đạt được.

Quy định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, xã NTM kiểu mẫu có thu nhập bình quân đầu người phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người của xã đạt chuẩn NTM (tại thời điểm xét công nhận); xã không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng hay do bệnh hiểm nghèo). 

Về môi trường, xã phải có từ 60% trở lên số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến; có mô hình bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng; có từ 90% trở lên số hộ chăn nuôi có chuồng trại bảo đảm vệ sinh môi trường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và bảo đảm bền vững...

 

Một góc xã NTM Thanh Nguyên (Thanh Liêm). Ảnh: Khương Doanh

 

Để làm bật mô hình NTM kiểu mẫu, cảnh quan môi trường là yếu tố có vai trò tác động trực quan. Do đó, cần quan tâm đầu tư chỉnh trang môi trường, xây dựng một mô hình mẫu, với tiêu chuẩn cụ thể. 

Ví dụ về tiêu chí nhà ở, vườn và công trình chăn nuôi trong hộ gia đình, cần quy định rõ tỷ lệ hộ đạt yêu cầu về diện tích cây xanh trên tổng diện tích làm nhà, vườn; có sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; nhà ở có kiến trúc phù hợp với phong tục tập quán đặc trưng của địa phương; các công trình phụ trợ ngăn nắp, hợp vệ sinh... 

Điểm khó ở chỗ, trong thời gian qua, công tác quy hoạch xây dựng NTM gắn với khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu chưa được các xã quan tâm đúng mức. Các điểm dân cư nông thôn tập trung còn manh mún, không thuận lợi cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển dịch vụ ở nông thôn.

Xây dựng NTM kiểu mẫu không thể tách rời với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần có sự nhìn nhận đa chiều trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ để thích ứng kịp thời với xu hướng phát triển. Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với địa phương sẽ tạo ra tiếng nói chung, quan điểm thống nhất nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy lộ trình thực hiện nhanh hơn.

Báo hà Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập530
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm522
  • Hôm nay74,432
  • Tháng hiện tại810,542
  • Tổng lượt truy cập93,188,206
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây