Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu cho nước mắm truyền thống

Thứ hai - 16/10/2017 04:11
Sản phẩm truyền thống được sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Tiềm năng và lợi thế

Cùng với các vùng miền ven biển của cả nước, ở thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc hay Cửa Lò (Nghệ An) được xem là những địa phương có tiềm năng để địa phương chú trọng phát triển đa dạng hoá các loại hình sản phẩm trên các lĩnh vực nông - ngư - công nghiệp…

Nước mắm truyền thống cần được hỗ trợ để đứng vững trên thị trường

Không chỉ vậy, những địa phương này còn sẵn có lợi thế với nghề đánh bắt thuỷ hải sản trên biển. Với tổng số trên 4.000 tàu thuyền khai thác hải sản, hàng năm những địa phương ven biển đã khai thác được sản lượng thuỷ hải sản hàng trăm nghìn tấn. Đây cũng là nguồn cung dồi dào ra thị trường các sản phẩm đặc sản biển cho giá trị kinh tế cao.

Trong đó, phải kể đến sản phẩm nước mắm truyền thống, một loại đặc sản mà không phải nơi nào cũng sản xuất ra được. Khi nhắc tới nước mắm Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai), An Hoà (Quỳnh Lưu), Vạn Phần (Diễn Châu), Cửa Hội (thị xã Cửa Lò) người tiêu dùng vẫn không thể quên được hương vị đặc trưng truyền thống vốn có lâu đời của nó.

Với cách chế biến đặc trưng tạo ra những hương vị khác biệt với các loại nước mắm khác đã tạo nên tên tuổi nước mắm Tân An, xã An Hoà. Những năm 1990 - 2000 là khoảng thời gian mà nghề nước mắm ở An Hoà thịnh vượng nhất. Lúc đó, nước mắm An Hoà làm đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Hàng được xuất đi nhiều tỉnh miền Bắc như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên…

Có nhiều hộ, nghề sản xuất nước mắm đã được lưu truyền hơn 4 đời. Vì thế, năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định công nhận làng nghề cấp tỉnh với tên gọi làng nghề nước mắm Tân An. Đến nay làng nghề nước mắm Tân An, xã An Hòa có 220 hộ sản xuất nước mắm chuyên nghiệp và khoảng gần 40 hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Hàng năm, bà con làng nghề sản xuất gần 2 triệu lít nước mắm các loại. Ngoài ra, ở Quỳnh Lưu còn có nước mắm Quỳnh Thuận, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thuỷ… đều là những địa phương vùng bãi ngang ven biển nổi tiếng với nghề làm nước mắm.

“Nhiều năm qua, nghề làm nước mắm ở làng Tân An đã tạo điều kiện cho nhiều lao động ở địa phương, nhất là lao động nữ ở các thôn ven biển có việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập gia đình, ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần vào sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương. Không chỉ vậy, sau khi được UBND tỉnh công nhận làng nghề, xã đã khuyến khích người dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm”, ông Lê Văn Quyết - Phó chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết.

Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An hiện đang giữ thương hiệu nghề làm nước mắm truyền thống trong thời gian qua. Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, nghề làm nước mắm truyền thống hiện vẫn đang được duy trì, đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Cần có thêm những hỗ trợ

Ở các địa phương ven biển của Nghệ An, khi nhắc tới sản phẩm nước mắm, dù đã đi xa quê hàng chục năm, người ta vẫn nhớ về cái hương vị đặc trưng mà ít nơi nào có được. Đặc biệt, khi một số làng nghề nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh được công nhận danh hiệu theo tiêu chí mới là niềm vui với chính quyền và tất thảy người dân địa phương.

Tuy nhiên, đi cùng niềm vui và danh hiệu ấy là những trăn trở lâu nay. Ngay cả các cấp, chính quyền địa phương và đông đảo người tiêu dùng cũng thừa nhận cái tên nước mắm Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai), Tân An, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa… (Quỳnh Lưu), Vạn Phần (Diễn Châu), Cửa Hội (thị xã Cửa Lò) thơm ngon là vậy, cũng đã đi xa, đến nhiều nơi trong cả nước nhưng nghề làm nước mắm ở đây lại khó phát triển. Số hộ làm nước mắm chuyên nghiệp tại các địa phương để kinh doanh không nhiều.

Thêm vào đó, mặt bằng sản xuất quá chật hẹp, nhà cửa chen chúc san sát nhau, mật độ dân cư đông đúc không khác gì thành phố, người dân tận dụng mọi khoảng trống trong nhà để làm nước mắm, dẫn đến sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Ông Võ Văn Đại, Giám đốc CTCP Thủy sản Vạn Phần cho biết, trong những năm qua, sản phẩm nước mắm Vạn Phần đã được xuất khẩu ra các nước lớn trong khu vực châu Á, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, do công tác bảo hộ nhãn hiệu tập thể chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức nên trên thị trường vẫn có nhiều loại nước mắm kém chất lượng nhái mác gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Sắp tới, chúng tôi sẽ tập trung vào việc quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm trên thị trường, nhằm nâng cao uy tín của một trong những sản phẩm đặc trưng của địa phương, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nước mắm Vạn Phần rộng rãi hơn nữa. Thế nhưng, để làm được điều đó thì nghề sản xuất nước mắm truyền thống hiện nay vẫn còn gặp nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời.

Theo tìm hiểu thì khó khăn hiện nay đối với làng nghề nước mắm truyền thống của các địa phương nằm ở chỗ đầu ra sản phẩm không ổn định. Đơn cử, như sản phẩm nước mắm Tân An đến nay vẫn chưa xây dựng được thương hiệu nên rất khó tiếp cận thị trường, chủ yếu bán nhỏ lẻ cho người tiêu dùng và làm quà là chủ yếu. Bên cạnh đó, sản phẩm nước mắm Tân An nói riêng, các địa phương lân cận nói chung không chỉ yếu về khâu quảng bá, đăng ký xây dựng thương hiệu mà nước mắm được chế biến theo phương pháp thủ công còn hạn chế.

Hơn nữa, việc đóng gói sản phẩm chưa hợp lý, mẫu mã chưa bắt mắt người tiêu dùng nên khó cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết, các hộ làng nghề nước mắm Tân An nói riêng, các địa phương lân cận nói chung đều đang ở quy mô hộ, nên việc thu gom khối lượng lớn để đáp ứng những đơn hàng lớn hay thâm nhập vào các siêu thị, đại lý cũng đang gặp khó.

Để góp phần khắc phục những khó khăn đó thì chính quyền địa phương và các ngành liên quan cần nghiên cứu các chính sách và cơ chế hỗ trợ người dân làng nghề truyền thống. Đơn cử như tổ chức các lớp đào tạo, làm cầu nối để người dân tiếp cận với vốn vay ngân hàng mở rộng sản xuất và tuyên truyền, quảng bá rộng rãi sản phẩm làng nghề. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất chế biến, cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường cũng như an toàn thực phẩm.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,964
  • Tổng lượt truy cập93,231,628
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây