Học tập đạo đức HCM

Xin đừng đánh mất thế mạnh

Thứ năm - 22/08/2013 23:41
Chăn nuôi, trồng trọt vốn được xem là thế mạnh truyền thống của VN, nhưng nhìn lại thực tế hiện nay để thấy thế mạnh này đang dần biến mất.


Nhiều trang trại chăn nuôi gà ỏ VN vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún


Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để vực dậy ngành chăn nuôi. Và liệu có vực được hay không ?
Khi “chuỗi” giá trị quá dài
Thực tế chưa có quốc gia nào mà chuỗi giá trị trong chăn nuôi lại dài như VN. Thức ăn chăn nuôi từ nhà máy chế biến phải qua 2 - 3 đại lý mới đến người nuôi. Lúc này giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 15% - 20%. Khi heo xuất chuồng phải qua thương lái mới đến lò giết mổ, từ đó đưa ra chợ đầu mối mới về chợ lẻ hay cửa hàng, lúc đó mới đến tay người tiêu dùng. Một lần nữa giá lại bị đội lên.
Một ví dụ dễ thấy, giá heo hơi xuất chuồng chỉ có 38.000 đồng/kg, nhưng khi bán ở chợ lên đến 50.000 - 60.000 đồng/kg. Chỉ riêng ở TP HCM, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 10.000 con heo hơi, như vậy có khoảng 20 tỉ đồng rơi vào khâu trung gian mà lẽ ra phần lớn số tiền này phải là của người chăn nuôi và khi đến tay người tiêu dùng giá sẽ được giảm xuống. Như vậy, chuỗi giá trị này đã phải qua 7 - 8 nấc mới đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, dù heo, gà hay trứng xuất chuồng từ sau tết đến nay giá giảm mạnh, rất rẻ nhưng tại các chợ, cửa hàng không vì thế mà giảm, ngược lại vẫn đứng với giá cao.
Câu hỏi đặt ra là, có bất công hay không khi giá heo, trứng lên cao thì nhiều ngành chức năng tìm cách giảm giá, nhằm bình ổn thị trường, không để ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng, góp phần hạn chế lạm phát. Thế nhưng, giá heo, gà, trứng giảm mạnh, dưới giá thành kéo dài hàng 7 - 8 tháng như năm 2012, khiến người chăn nuôi, kể cả DN, trang trại lớn phải lao đao. Từ sau tết đến nay, giá heo giảm trở lại, chỉ còn 37.000 - 38.000 đồng/kg mà không thấy cơ quan nhà nước nào vào cuộc bàn biện pháp cứu người chăn nuôi. Nguy cơ phá sản luôn cận kề với người chăn nuôi, khiến ngành này luôn bấp bênh và đó cũng là lý do để thịt nhập khẩu có điều kiện vào VN nhiều hơn.
Chấp nhận làm gia công giá rẻ
Thiếu quy hoặc đồng bộ từ khâu chính sách, tài chính đến chiến lược marketing lâu dài và bền bỉ, từ vị thế “ông chủ”, nhiều nông dân và hộ kinh doanh chăn nuôi đã buộc phải đi đến quyết định đầy đau đớn là chuyển sang “chăn nuôi gia công” cho các DN nước ngoài, không phải lo đầu ra, lãi ít lãi nhiều cũng đỡ phần thua lỗ. Chỉ tiếng riêng Cty Cổ phần C.P Thái Lan đã có khoảng 20.000 hộ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đang hoạt động theo tâm lý đám đông. Bao nhiêu “tái cơ cấu”, “cải tổ”, “chiến lược”, “kế hoạch”… nở rộ đến nay cũng chỉ nhận về báo cáo: DN nước ngoài có tiềm lực, đầu tư bài bản, lấn át DN nội nhỏ bé và mong manh.
Tuy nhiên, nếu người chăn nuôi đều làm gia công cho các DN FDI thì tương lai ngành chăn nuôi VN sẽ làm thuê cho nước ngoài, còn chăn nuôi trong nước sẽ đổ vỡ. Bởi việc gia công chỉ mang đến sự ổn định về công việc bước đầu chứ không đưa đến sự phát triển cho người chăn nuôi.
Và từ vị trí làm chủ người nông dân lại trở thành người làm thuê. Các DN FDI đang dễ dàng khai thác cơ sở hạ tầng, chuồng trại của ngành chăn nuôi cụ thể là các hộ nuôi. Điều khiến mọi người quan ngại, khi các hộ nuôi tập trung làm gia công thì việc quyết định giá bán và quyền lực chi phối thị trường sản phẩm chăn nuôi rơi vào tay DN nước ngoài.
Điều đáng nói ở đây là mặc dù bỏ ra số vốn khá lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng để chăn nuôi nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi gia công đều chỉ nhận được khoản tiền công rất rẻ. Cụ thể là người nuôi heo thuê chỉ nhận được gần 2.000 đồng/kg heo xuất chuồng. Đây là một khoản tiền quá ít ỏi nếu không muốn nói là không xứng đáng với mức đầu tư ban đầu và công sức mà người chăn nuôi bỏ ra.
Tái cấu trúc ngành
Trước những thách thức không nhỏ đối với ngành chăn nuôi trong nước, tất yếu khách quan chúng ta phải tái cấu trúc lại ngành theo hướng phát triển bền vững.
Sự phát triển chăn nuôi đang là nhân tố quan trọng, quyết định chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, trở thành ngành sản xuất chính, ngành sản xuất hàng hóa có quy mô và tỉ suất cao xét cho cùng là hình thành một ngành công nghiệp đặc thù. Phát triển chăn nuôi mang tính công nghiệp càng cần có những cơ sở và điều kiện thích ứng.
Thứ nhất, đẩy mạnh nghiên cứu dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi để tạo cuộc cách mạng về năng suất, chất lượng chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi, giết mổ, chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm. Thành lập một số trung tâm nghiên cứu xuất sắc ở các vùng miền. Triển khai triệt để cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Nâng cao năng lực hoạt động khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tạo sự đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ về chăn nuôi. Khuyến khích tạo điều kiện cho các DN, trang trại, gia trại đổi mới ứng dụng công nghệ, thiết bị đồng bộ hiện đại trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến. Áp dụng nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn GMP, HACCP, VietGAP trong sản xuất. Hoàn thiện chương trình khuyến nông chăn nuôi, xây dựng được những mô hình hoàn chỉnh hiệu quả kinh tế cao có sức thuyết phục và sự lan tỏa trong sản xuất.
Thứ hai, để có sản phẩm chăn nuôi có đủ tiêu chí chất lượng, quy mô và tỉ suất hàng hóa cao, không con đường nào khác phải chăn nuôi trang trại. Do vậy, cần có chính sách tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại theo hướng công nghiệp, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi phân tán, phân bố lại các cơ sở chăn nuôi. Thực hiện Quyết định 396/QĐ-TTg ngày 20-4-2004 của Thủ tướng Chính phủ chuyển dần các cơ sở chăn nuôi tập trung đến nơi quy hoạch xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đối với DN trong nước: sửa đổi Nghị định 61/2010/NĐ-CP khuyến khích tạo môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực vào phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm, chế tạo thiết bị chăn nuôi, bảo quản thực phẩm. Với DN đầu tư nước ngoài: Rà soát điều chỉnh cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, kiểm soát trình độ công nghệ, thiết bị ưu tiên công nghệ cao đồng bộ bảo đảm vệ sinh môi trường, chia sẻ lợi ích với người chăn nuôi, cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng trong giải quyết thủ tục đầu tư.
Thứ ba, để góp phần phát triển sản xuất, một trong những giải pháp quan trọng là quản lý thị trường cần thực thi nghiêm túc, công tác quản lý chất lượng sản phẩm cần thường xuyên hơn nữa, tổ chức dán nhãn cấp chứng chỉ để giảm thiểu hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại tuy đã có chuyển biến song cần có dự báo thị trường trong nước và quốc tế một cách chính xác, tích cực tổ chức hội chợ, triển lãm ở nhiều vùng và phát triển thị trường tiêu thụ.
Thứ tư, cần có chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học chăn nuôi thú y, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ bắt kịp khu vực và thế giới. Tăng cường huấn luyện cho các chủ trang trại, gia trại nhất là đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ. Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế để tranh thủ công nghệ cao, học tập trao đổi kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
 


Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Cao Đức Phát:  Đồng bộ các giải pháp
Thứ nhất, Bộ đang rà soát để cơ cấu lại ngành chăn nuôi cùng các địa phương xác định các loại gia súc gia cầm phù hợp với từng địa phương.
Thứ hai, tập trung vào giải quyết khâu giống. Qua rà soát Bộ thấy năng suất của nhiều loại gia súc gia cầm của nước ta còn thua kém so với các nước khác nên cần có điều chỉnh quyết liệt trong lĩnh vực này.
Thứ ba, khuyến khích phương thức chế biến thức ăn nông nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, đồng thời rà soát quy hoạch khuyến khích phát triển sản xuất trong nước để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi.
Thứ tư, phổ biến cho nông dân những hình thức chăn nuôi tiến bộ, chuyển dần theo hướng chăn nuôi công nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn.
Phương hướng chính của bộ đặt ra là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên nhằm giảm giá thành chăn nuôi để trong điều kiện khó khăn người nông dân vẫn có lãi.
Chúng tôi đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Và đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hy vọng, đây sẽ là một điểm tựa để vực dậy ngành chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay.
Ông Phạm Đức Bình - Tổng giám đốc Cty Thanh Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi VN:  Họ bài bản hơn ta
Ngành chăn nuôi vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn do thiếu chính sách hỗ trợ, quy hoạch, định hướng phát triển.
Thực tế, ngành chăn nuôi trong nước còn kém xa về quy mô, năng suất, giá thành, chất lượng với các nước trong khu vực. Vì vậy, khi chính sách bảo hộ không còn, chắc chắn người chăn nuôi, DN sẽ gặp khó khăn. Mặc dù, cũng phụ thuộc vào con giống, nhưng Thái Lan, Indonesia, Malaysia, ba quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển nhất khu vực lại đi trước VN về trình độ công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là quy mô đàn và năng suất lao động. Một nhân công nuôi gà ở Thái Lan có thể quản lý đàn gà công nghiệp 20.000 con, trong khi công nhân VN cao lắm cũng chỉ được 5.000 con. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan có chính sách đầu tư cho chăn nuôi khá bài bản, DN tự chủ nguyên liệu thức ăn, các chất phụ gia, khoáng chất… chứ không phải nhập khẩu gần như hoàn toàn như VN. Họ có thêm các lợi thế về vốn vay rẻ, không phải chịu thuế VAT đầu vào thức ăn và có chính sách hỗ trợ chăn nuôi từ phía Chính phủ, nên giá thành sản phẩm thấp hơn VN ít nhất là 15 - 20%.
Ông Lê Văn Tam - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa: Trang bị kiến thức KHKT cho nông hộ
Sự bất ổn của ngành chăn nuôi thời gian qua một phần do các giải pháp, dự báo thị trường hàng năm đối với ngành thực hiện qua loa, không sát với thực tế khiến DN đầu mối không nắm được nhu cầu thị trường rồi chăn nuôi tràn lan theo phong trào thay vì tập trung vào vật nuôi lợi thế để gia tăng lợi nhuận.
Trong khi đó, nhiều DN nước ngoài vào VN đưa KHKT vào chăn nuôi nên họ "áp đảo” ngành chăn nuôi trong nước. Thực tế hiện nay, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm 60-65%, khu vực này đang "đói” về kỹ thuật. Những hộ này chủ yếu chăn nuôi bằng kinh nghiệm nên năng suất không cao và khi có dịch bệnh xảy ra thì gia súc, gia cầm chết hàng loạt.
Mai Thanh ghi
 
PGS TS Nguyễn Đăng Vang
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học môi trường của Quốc hội,
Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi VN

Theo dddn.com.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập370
  • Hôm nay71,099
  • Tháng hiện tại730,426
  • Tổng lượt truy cập93,108,090
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây