Học tập đạo đức HCM

Chàng thanh niên làm chủ trang trại nuôi heo ky tiền tỷ

Thứ tư - 15/09/2021 06:50
Tạm gác tấm bằng chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng, anh Nguyễn Hữu Phúc ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã chọn ngã rẽ riêng cho mình với nghề nuôi heo ky. Bằng sự nhạy bén, năng động cùng mong muốn làm giàu tại quê hương, từ số vốn chỉ vài chục triệu đồng, sau 4 năm anh đã sở hữu trang trại heo ky hơn tỷ đồng.

Chia sẻ về thời gian mới khởi nghiệp, anh Phúc cho biết, lúc đầu anh nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Vài lứa nuôi đầu mang lại hiệu quả nhưng dần về sau, nguồn giống không ổn định và đầu ra luôn bấp bênh khiến anh không thể an tâm với nghề. Anh tiếp tục tìm tòi trên mạng, sách báo, học hỏi từ bạn bè … và anh nhận thấy mô hình nuôi heo ky rất thú vị. Heo ky là loại heo rừng lai với heo bản địa nên có đặc trưng rất riêng, khác với những giống heo khác là dễ nuôi, khả năng thích ứng cao, ít dịch bệnh, thịt chắc, nhiều nạc, thơm ngon. Đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, được thị trường hiện nay ưa chuộng.

Đầu năm 2018, anh Phúc quyết định mua 5 con heo ky gồm 4 con nái và 1 con đực về nuôi với tổng chi phí 38 triệu đồng. Khu vực chuồng nuôi heo được xây dựng khá kiên cố, bố trí gọn gàng trên diện tích hơn 2 sào đất (1.000m2) trong đó 6 chồng nuôi rộng 300m2, phần còn lại làm bãi sân rộng. Anh trồng thêm ít cây ăn quả và cây chuối để vừa làm bóng mát cho heo chơi đùa vừa là nguồn thức ăn cho heo.

Thời điểm mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm nên anh gặp khá nhiều khó khăn, nhất là heo con mới đẻ bị tiêu chảy, còi cọc, bỏ ăn 4 - 5 ngày rồi chết. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ thú y, kinh nghiệm từ bạn bè chia sẻ, cùng việc tìm hiểu các tài liệu, sách, báo, mạng..., bên cạnh việc dùng các loại thuốc thú y, anh thường xuyên dùng một số loại lá hoặc quả có chất chát như: đọt ổi, lá chè, lá gai... giã nhỏ, lọc lấy nước cho heo uống. Kết quả rất tốt, đàn heo của anh dần được ổn định bệnh, khỏe mạnh và nhanh lớn.

Trong suốt thời gian chăn nuôi anh Phúc đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về cách quản lý chăm sóc cũng như các biện pháp phòng trị bệnh cho heo. Anh Phúc cho biết, chuồng trại nuôi heo ky phải đảm bảo thoáng mát, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, trong giai đoạn heo sinh sản cần chú ý nhốt riêng heo mẹ và đàn heo con với các lứa heo khác, tránh tình trạng heo lớn dẫm đạp heo nhỏ. Với quan điểm “chất lượng thức ăn quyết định chất lượng thịt” nên anh rất tự tin về nguồn thức ăn sạch và chất lượng mà anh đã dùng bao lâu nay, đó là chuối cây, bột bắp, cám gạo, bánh dầu trộn đều với nhau cho ăn ngày 2 lần. Đặc biệt anh không heo cho ăn thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt rất thơm ngon. Ngoài ra, định kỳ bổ sung một số loại thuốc bổ trợ như: vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho heo, hạn chế được tình trạng dịch bệnh; tránh dùng kháng sinh lâu ngày làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo.

Hiện nay, số heo mẹ đã đẻ được 8 lứa, nâng tổng số lượng heo trong chuồng lên 60 con lớn nhỏ. Anh đã chọn lựa những con heo đẹp, khỏe mạnh để nhân giống, tăng đàn, số còn lại anh tiếp tục nuôi để bán thịt. Tuy nhiên, trong thời gian tới anh sẽ có kế hoạch bổ sung và thay mới một con giống đực đã già nhằm tránh tình trạng cận huyết và tăng chất lượng đàn heo.

1 54

Trang trai nuôi heo ky của anh Nguyễn Hữu Phúc

Khi mới bắt đầu sự nghiệp, điều mà anh quan tâm và lo lắng nhất chính là đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, với lợi thế về chất lượng thịt heo thơm ngon nên heo của anh lúc nào cũng không đủ bán. Trọng lượng bình quân khi heo xuất bán tầm 20 - 30kg/con, với giá bán sỉ từ 120.000 - 140.000 đồng/kg heo hơi, đối với người mua lẻ giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg heo hơi. Sau khi trừ chi phí, số tiền anh thu được sau mỗi lứa heo là hơn 200 triệu đồng. Anh Phúc dự kiến thời gian tới sẽ mở rộng thêm chuồng trại, tiếp tục nhân giống, tăng đàn để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, mà với vai trò là Bí thư Chi đoàn thôn, anh luôn là gương thanh niên sản xuất giỏi, nhiệt tình, năng nổ, tích cực tham gia hoạt động xã hội như: hiến máu nhân đạo, thực hiện nhiều công trình thanh niên… Đồng thời, anh cũng chia sẽ những kinh nghiệm để đoàn viên thanh niên trong chi đoàn thôn, xã và huyện cùng phát triển, nhân rộng mo hình, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế ở địa phương./.

Huyền Hương/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập597
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại795,181
  • Tổng lượt truy cập93,172,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây