Học tập đạo đức HCM

Chị Châu làm giàu từ con trâu

Thứ sáu - 03/04/2020 05:20
Từ xa xưa, con trâu đã gắn bó mật thiết với người nông dân, phục vụ cho việc cày bừa đất canh tác. Giờ đây, con trâu không chỉ là công cụ sản xuất mà còn là thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nắm bắt xu thế ấy, nhiều hộ dân đã nhân rộng đàn trâu của gia đình mình để phát triển kinh tế và đã có không ít hộ gia đình thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ nuôi trâu. Điển hình như hộ chị Lê Thị Châu ở khối Đông Lâm, phường Hưng Dũng, Tp Vinh.

Nhận thấy điều kiện tự nhiên của quê mình thuận lợi để phát triển nuôi trâu, năm 2006, chị Châu bắt đầu xây dựng chuồng trại xong, vay mượn thêm anh em, bà con họ hàng thân thích để mua 2 con trâu cái giống và 1 con trâu đực giống. Từ 3 con trâu ban đầu , đến nay tổng đàn trâu của chị đã thành 27 con, trong đó 11 con trâu sinh sản, 7 con nghé từ  12 - 24 tháng tuổi và 10 con nghé được 5 - 6 tháng tuổi.

Trong quá trình nuôi, chị thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trâu thành công, cập nhật thông tin mới nhất trên báo đài, mạng internet để áp dụng vào việc chăn nuôi của gia đình. Vì thế việc nuôi trâu sinh sản của chị cho hiệu quả kinh tế cao.

Chị Châu chia sẻ, sau hơn một năm nuôi, đàn trâu bắt đầu sinh sản. Sau khi sinh hai tháng, trâu mẹ tiếp tục mang thai, nghé nuôi từ 8 - 12 tháng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và người mua là xuất chuồng, bình quân mỗi con nghé nuôi được 8-12 tháng thì bán được 10 -12 triệu đồng/con, nuôi được 24 tháng bán được trên 20 triệu đồng. Một năm, gia đình chị xuất bán chục con nghé, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng. Hiện nay, đàn trâu của gia đình có giá trị từ 600 - 700 triệu đồng.

Chị Châu cho biết thêm thời điểm trâu lớn nhanh vào tháng 5 đến tháng 6, vì thời điểm này tranh thủ thời gian chuyển vụ giữa vụ lúa xuân và vụ mùa, chị thả trâu cả đêm ngoài đồng để trâu ăn các mầm lúa non mà người dân thường gọi là lúa chét. Khi đến vụ mùa trồng lúa thì chị chăn thả trâu ven sông Lam. Tuy nhiên đến mùa đông, trâu thường chịu rét kém nên cần phải chăm sóc tốt, bảo đảm đủ rơm khô, giữ ấm cho đàn trâu và tùy thời tiết mà chăn thả cho phù hợp.

Đàn trâu của chị Lê Thị Châu đang chăn thả ven sông Lam

Trao đổi thêm về kinh nghiệm chăm sóc đàn trâu trong mùa đông, chị Châu cho hay, không nên chăn thả lẫn với các đàn trâu khác. Những ngày rét phải pha nước muối ấm cho trâu uống và thả muộn - khi trời đã tan giá và đưa trâu về sớm hơn thường ngày. Như vậy vừa tạo điều kiện cho trâu có thời gian vận động, thích nghi dần với thời tiết và tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, dành thức ăn chuẩn bị sẵn cho các đợt rét khác.

“Nuôi trâu vốn đầu tư lớn nhưng bù lại ít rủi ro, trâu ít bị bệnh, nuôi trâu lãi cao hơn nhiều vật nuôi khác, tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp…. Tùy thuộc vào thời tiết chúng ta chăn thả cho hợp lý, như vậy chỉ cần 1 người vẫn chăm sóc được 20 - 30 con trâu mà vẫn còn thời gian làm việc khác” – chị Châu nói.

Từ mô hình nuôi trâu, chị Châu không chỉ trả hết tiền vay ban đầu mà còn có tiền để phục vụ sinh hoạt, mua sắm phương tiện, vật dụng gia đình, nuôi con ăn học đàng hoàng… Với kiến thức, nghị lực của mình, chị Lê Thị Châu đã vươn lên làm giàu và  góp phần xây dựng quê hương ngày một vững mạnh hơn.

Vũ Xuân Nam - Trạm Khuyến nông TP Vinh, Nghệ An 
Nguồn tin: 
http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập524
  • Hôm nay81,333
  • Tháng hiện tại817,443
  • Tổng lượt truy cập93,195,107
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây