Học tập đạo đức HCM

Chị nông dân người Tày dùng "chiêu" gì để chè tăng giá trị lên gấp 10 lần?

Thứ bảy - 04/07/2020 10:51
Từ thu mua chè khô, người phụ nữ dân tộc Tày Hoàng Thị Hải chuyển sang nghề chế biến chè với mong muốn đổi đời. Những ngày đầu, sản phẩm chè do chị làm ra chỉ có giá khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng chỉ hơn 2 năm, giá chè do chị sản xuất ra đã tăng gấp 10 lần.

Nhắc đến chị Hoàng Thị Hải ở xóm Thâm, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, không ai là không biết đến người phụ nữ dân tộc Tày dám nghĩ dám làm này. 

 

Người phụ nữ dân tộc Tày đổi đời nhờ mạnh dạn thay đổi cách làm chè - Ảnh 3.

Chị Hải vận động nhiều chị em làm giàu trên chính cây chè.

Sinh và lớn lên ở xã khó khăn 135, ước mơ của chị cũng giống như bao người dân nơi đây, đó là đổi đời. Thế nhưng, dù làm nhiều công việc, từ làm ruộng, đi chợ, cho đến thu mua chè, cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám lấy chị.

Chị Hải cho biết: "Vài năm trước, gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo, kinh tế tương đối khó khăn. Khi đó tôi chuyên đi thu mua chè khô, mỗi khi có khách hàng yêu cầu chè ngon, tôi lại phải đi đến tận các đại lý để lấy về."

Sau đó, chị tham gia chương trình phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức. Tại đây, chị có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với nhiều chị em phụ nữ và được tư vấn thành lập HTX sản xuất, chế biến ra sản phẩm chè có giá trị kinh tế cao.

"Lúc bấy giờ tôi mới nghĩ, tại sao mình lại không tận dụng diện tích chè sẵn có của gia đình và bà con trong vùng để chăm sóc, chế biến thành những sản phẩm chè chất lượng như họ bán. Bởi vậy tôi đã quyết định thành lập HTX để tập trung vào phát triển cây chè", chị Hải cho biết.

Người phụ nữ dân tộc Tày đổi đời nhờ mạnh dạn thay đổi cách làm chè - Ảnh 1.

Những người phụ nữ dân tộc Dao đang cặm cụi hái chè trên đồi chè của HTX.

Sau một thời gian nghiên cứu, tham khảo ý kiến, chị bắt tay vào làm hồ sơ thành lập HTX, đồng thời kêu gọi hội chị em phụ nữ trong vùng cùng tham gia. Đến tháng 12/2018, HTX Nông sản an toàn Liên minh do chị Hải làm Giám đốc đã chính thức được thành lập với 30 thành viên. Kể từ đây, hành trình đưa những búp chè xanh trở thành sản phẩm chè có giá trị cao của chị bắt đầu.

Theo chị Hải, ban đầu khi mới thành lập, HTX cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng xác định cây chè là cây trồng thế mạnh của địa phương, làm chè mang lại giá trị kinh tế cao, chị đã vận động nhiều chị em phụ nữ cùng làm giàu từ cây chè, nhờ đó đã có nhiều người tin tưởng và tham gia HTX.

Ngoài ra khi thành lập HTX, chị còn được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đạt năng suất và chất lượng cao.

 

Người phụ nữ dân tộc Tày đổi đời nhờ mạnh dạn thay đổi cách làm chè - Ảnh 2.

Vừa đóng gói chè, chị Hải vừa kể về những khó khăn của mình trước đây.

Vừa đóng những gói chè, chị Hải vừa kể: "Trước đây, chè bán được với giá khoảng 60.000 - 75.000 đồng/kg đã là cao. Khi nói đến chè có giá bán 1 triệu đồng/kg, không ai tin là sẽ làm được sản phẩm có giá cao như vậy. Thế nhưng kể từ khi có bao bì, mẫu mã, được đăng ký tem truy xuất nguồn gốc, giá của chè tăng gấp nhiều lần.

Hiện tại, trà tôm nõn đang là sản phẩm chủ yếu của HTX, có giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, còn chè Liên Minh có giá thấp hơn, được bán với giá 150.000 – 200.000 đồng/kg. Sản phẩm chè đắt nhất của HTX là chè đinh với giá bán khoảng 600.000 đồng/kg, tuy nhiên chỉ được làm khi khách hàng có nhu cầu".

Sản phẩm chè của HTX Nông sản an toàn Liên minh có mặt ở hầu khắp các tỉnh trên cả nước, tập trung chủ yếu ở Nghệ An và Lạng Sơn… Năm 2019, doanh thu của HTX đạt khoảng 8 tỷ đồng.

 

Người phụ nữ dân tộc Tày đổi đời nhờ mạnh dạn thay đổi cách làm chè - Ảnh 4.

Chị Hải giới thiệu cơ sở sản xuất mới được xây dựng và 2 máy sao chè vừa được Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ.

Theo chị Hải, để đáp ứng cho việc sản xuất và chế biến chè với quy mô lớn, chị vừa xây dựng thêm nhà xưởng để chế biến, đóng gói cũng như trưng bày các sản phẩm chè mà HTX làm ra. Bên cạnh đó, chị được Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ 2 chiếc máy tôn sao chè với kinh phí 150 triệu đồng. Hai chiếc máy sao chè này có công suất trung bình 3 tạ chè/ngày.

Chị Hải cho biết, trong HTX chỉ có duy nhất gia đình chị sản xuất chè, đóng gói sản phẩm, các thành viên khác chủ yếu bán chè tươi, chè khô không đóng gói cho chị. Mỗi tháng, trung bình HTX sản xuất được khoảng 2,6 tấn chè khô.

 

Người phụ nữ dân tộc Tày đổi đời nhờ mạnh dạn thay đổi cách làm chè - Ảnh 5.

Chè vừa được sao có màu đen óng, xoắn chặt.

Hiện tại, toàn HTX có tổng diện tích 30ha chè, trong đó gia đình chị Hải có trên 1 mẫu chè trung du đủ điều kiện tiêu chuẩn sản xuất theo quy trình VietGap.

Theo chị Hải, chị đang hoàn tất thủ tục đăng ký đạt chuẩn OCOP Thái Nguyên cho sản phẩm trà tôm nõn. Thời gian tới, HTX sẽ tập trung sản xuất chè theo hướng hữu cơ để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm chè của địa phương.

Theo Hà Thanh/ Dân Việt
https://danviet.vn/chi-nong-dan-nguoi-tay-dung-chieu-gi-de-che-tang-gia-tri-len-gap-10-lan-20200626225206364.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay28,181
  • Tháng hiện tại245,888
  • Tổng lượt truy cập90,309,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây