Học tập đạo đức HCM

ĐBSCL: Vụ đông xuân bội thu

Thứ năm - 04/03/2021 02:19
Hiện, ở ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2020-2021. Vụ này, nông dân trồng lúa không chỉ trúng mùa mà còn bán được giá cao. Đây, được xem là thắng lợi kép trong tình thế “hạn-mặn” ngày một ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nông nghiệp.
 Tại xã Định Môn, huyện Thới Lai,TP Cần Thơ người dân thu hoạch lúa đông xuân 2020-2021 bằng máy gặt đập liên hợp.

Chủ động né hạn, mặn

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), phụ trách lĩnh vực trồng trọt tại phía Nam, cho biết, dựa trên dự báo tình hình xâm nhập mặn vụ đông xuân 2020-2021 có thể cao hơn năm 2015-2016 nhưng thấp hơn vụ đông xuân 2019-2020. Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đã xây dựng kịch bản rất chi tiết về kế hoạch sản xuất lúa sao cho phù hợp, thích ứng với hạn mặn, dựa trên kinh nghiệm ứng phó từ vụ trước.

Với phương châm đẩy sớm thời gian xuống giống để né hạn mặn được các địa phương tiếp tục áp dụng, thực hiện nghiêm túc, tránh được những thiệt hại do mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng. Vụ đông xuân 2020-2021 này là một tín hiệu đáng mừng trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay.

Hiện, các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đã và đang thu hoạch vụ lúa đông xuân 2020-2021, ước tính đã được khoảng 1/3 diện tích. Theo đánh giá ban đầu, năng suất, chất lượng lúa vụ này cao hơn hẳn so với vụ trước nhờ chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với xâm nhập mặn từ vụ đông xuân 2019-2020.

Vụ lúa đông xuân 2020-2021, các vùng ĐBSCL đã xuống giống gieo trồng được 1,516 triệu héc-ta. Đến thời điểm này, lúa đông xuân đã vượt qua nguy cơ bị giảm năng suất và thiệt hại do hạn mặn, nhờ chủ động xuống giống sớm, bố trí mùa vụ, cơ cấu giống phù hợp.

Việc chuyển đổi giống lúa nói riêng và cơ cấu cây trồng nói chung trong điều kiện thời tiết mới đã giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, để hiệu quả kinh tế được bền vững, việc bám sát thị trường và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng cần được chính quyền các địa phương và người dân chủ động, thúc đẩy hơn nữa để có được những thắng lợi như vụ đông xuân này.

Nông dân lãi lớn

Tại TP. Cần Thơ, nhiều trà lúa đông xuân sớm tại các quận, huyện như: Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai... đã thu hoạch với năng suất rất cao. Nông dân càng thêm vui khi lúa bán được giá cao và rất dễ tiêu thụ. Ngay sau thu hoạch được thương lái và doanh nghiệp thu mua lúa tươi nên nông dân không phải lo chuyện phơi, sấy lúa.

 80% diện tích lúa tại ĐBSCL đã chuyển đổi sang lúa chất lượng cao.

Ông Đoàn Quốc Tuấn, ở xã Định Môn, huyện Thới Lai, (TP Cần Thơ), cho biết, gia đình ông vừa thu hoạch 3,5 công lúa sạ giống OM 380, với năng suất đạt gần 1,3 tấn/công (công tầm lớn 1.300m2), cao hơn 200 kg/công so với cùng kỳ năm trước. Sau khi thu hoạch thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng với giá 6.400 đồng/kg, mức giá này cao hơn 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước. Vụ này nhờ trúng mùa, trúng giá, lợi nhuận có thể đạt khoảng 6 triệu đồng/công.

Không khỏi phấn khởi, bà Nguyễn Thị Ba, ở xã Định Môn, huyện Thới Lai, (TP. Cần Thơ), cho biết, 25 công lúa OM 380 của gia đình vụ này trúng mùa, năng suất lúa tươi đạt khoảng 1,2 tấn/công, bán với giá 6.200 đồng/kg, cao hơn 1.800 đồng/kg so với cùng kỳ. Trừ chi phí, lời khoảng 5 triệu đồng/công, đây là mức lời cao nhất trong nhiều năm qua.

Lý giải về việc giá lúa bán giá thấp hơn so với một số hộ dân khác, bà Ba cho biết, do trước đó bà đã nhận tiền cọc thỏa thuận bán lúa cho thương lái với giá 6.000 đồng/kg. Bước vào thu hoạch, giá lúa tăng cao, thương lái có điều chỉnh tăng thêm 200 đồng, lên mức 6.200 đồng/kg.

Không chỉ ở Cần Thơ mà ở các tỉnh lân cận như: Hậu Giang, Vĩnh Long... lúa cũng đã thu hoạch, với năng suất đạt 1-1,3 tấn/công (công tầm lớn 1.300m2). Các loại lúa tươi vụ đông xuân 2020-2021 như: OM 5451, OM 18, OM 380, OM 5451... được thu mua ngay tại ruộng với giá từ 6.000-6.500 đồng/kg trở lên. Riêng nhiều loại lúa thơm có giá từ 6.800-7.000 đồng/kg trở lên.

Mức giá này đang cao hơn từ 1.500-2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân 2019-2020. Đặc biệt, vụ lúa này ít sâu bệnh và nhờ tăng cường đẩy mạnh cơ giới hóa và tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chi phí sản xuất lúa tại hộ dân khá thấp, chỉ từ 1,5-2 triệu đồng/công trở lại. Theo nông dân có lúa đông xuân đã thu hoạch, vụ lúa này đạt lợi nhuận ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua, bình quân đạt khoảng 5 triệu đồng/công.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), phụ trách lĩnh vực trồng trọt tại phía Nam, cho biết, năng suất lúa vụ đông xuân 2020-2021 ở ĐBSCL đạt khoảng 6,92 tấn/ha, cao hơn 1 tạ/ha so với vụ trước. Điều đáng phấn khởi là giá thu mua ở mức cao, từ 6.000-6.500 đồng/kg, riêng lúa thơm nhiều loại có giá từ 6.800-7.000 đồng/kg. Nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên chi phí sản xuất vụ này khá thấp. Theo đánh giá của những nông dân đã thu hoạch lúa, vụ này, bà con đạt lợi nhuận cao kỷ lục từ 40-50 triệu đồng/ha.

Cũng theo ông Tùng, hết tháng 2/2021, các địa phương vùng ĐBSCL thu hoạch được khoảng 550.000ha, cao điểm thu hoạch trong tháng 3 sẽ thu hoạch xấp xỉ 1,4 triệu héc-ta, tháng 4 thu hoạch đạt 1,5 triệu héc-ta và một số ít còn lại thu hoạch ở tháng 5/2021.

 Hoàng Văn (tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm312
  • Hôm nay41,072
  • Tháng hiện tại691,223
  • Tổng lượt truy cập88,046,293
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây