Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp được lợi gì từ Cổng Dịch vụ công quốc gia?

Thứ năm - 11/06/2020 22:07
Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) từ khi ra đời đáp ứng được mong đợi gì của cộng đồng DN? Đâu là những vấn đề cần tiếp tục cải cách trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công cho DN trong thời gian tới?



* Xem trực tiếp Hội nghị

Đó là mục đích của hội nghị trực tuyến lần hai “Giới thiệu Cổng DVCQG và những lợi ích dành cho DN” do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với WB, Chính phủ Australia (thông qua chương trình đối tác chiến lược Australia-WB (ABP2) tổ chức vào ngày mai (12/6) tại điểm cầu chính tại TPHCM.

Hội nghị đồng thời sẽ được phát trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Báo Điện tử VnExpress.

Thông qua hội nghị lần này, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan mong muốn tiếp tục giới thiệu được các lợi ích của Cổng DVCQG với cộng đồng DN, tập trung vào các nhóm thủ tục hành chính đã vận hành thông suốt trên Cổng, cùng một số tính năng đặc biệt như thanh toán trực tuyến, gửi phản ánh kiến nghị cho Chính phủ, tra cứu thông tin quy trình thủ tục... và giới thiệu các phương án, lộ trình phát triển tiếp theo để thu hút sáng kiến, góp ý từ DN.

Trước đó, vào ngày 19/5, tại Hà Nội, hội nghị trực tuyến lần thứ nhất đã diễn ra với 150 đại biểu tham dự trực tiếp ở điểm cầu chính, cùng nhiều nghìn lượt người theo dõi trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trực tuyến trên kênh Livestream của Báo Điện tử VnExpress, cùng hệ thống họp Cisco webex event.

Theo số liệu do bộ phận vận hành Cổng DVCQG cung cấp, ở thời điểm ngày 18/5 trước khi diễn ra hội nghị trực tuyến lần thứ nhất tại Hà Nội, đã có trên 142.000 tài khoản đăng ký (trong đó có khoảng 1.100 tài khoản của DN), trên 37 triệu lượt truy cập hệ thống này. Bộ phận kỹ thuật cũng đã tiếp nhận và hỗ trợ trên 11.000 cuộc gọi, trên 5.600 phản ánh, kiến nghị của người dân và DN, đã tích hợp được 405 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng trong đó có 232 dịch vụ công dành cho DN.

Đến ngày 10/6 (sau 3 tuần diễn ra hội nghị lần 1) đã có 164.000 tài khoản đăng ký (trong đó có 1.720 tài khoản của DN, tăng trên 600 tài khoản và tốc độ tăng khá nhanh so với giai đoạn 6 tháng trước đây), 42,3 triệu lượt truy cập, hỗ trợ trên 13.400 cuộc gọi của người dân và DN, đã tích hợp, cung cấp 512 dịch vụ công trực tuyến (gồm 288 dịch vụ công cho DN).

Qua tài khoản Cổng DVCQG, các DN có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến nhiều nghĩa vụ tài chính liên quan. Quá trình giải quyết các thủ tục thông qua Cổng DVCQG không chỉ được thông tin tới các DN, mà Văn phòng Chính phủ cũng tiếp nhận thông tin để đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong khâu giải quyết. Ưu điểm rất lớn của việc này là tạo thuận lợi cho người dân, DN đồng thời còn tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Hiện tại, Cổng DVCQG vẫn đang trong lộ trình tiếp tục tích hợp các dịch vụ công, cải tiến, phát triển để phục vụ ngày một hiệu quả hơn cho người dân và DN, cả về quy trình nghiệp vụ của cổng lẫn giao diện, độ tiện lợi cho người dùng…

Thông qua hội nghị trực tuyến với cộng đồng DN lần thứ hai, diễn ra ở TPHCM và khu vực phía Nam, nơi có tới hơn 70% DN cả nước đóng trụ sở, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cùng các đối tác hỗ trợ như Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Australia, Cơ quan Phát triển Pháp và các cơ quan liên quan mong muốn lan tỏa được những thông tin hữu ích cho DN, đồng thời, cũng là dịp ghi nhận ý kiến thực tiễn từ cộng đồng DN để cải thiện quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến và vận hành Cổng DVCQG hiệu quả hơn.

Mạnh Hùng/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,744
  • Tổng lượt truy cập92,581,408
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây