Học tập đạo đức HCM

Đôi vợ chồng trẻ cùng là 'nông dân tiêu biểu'

Thứ sáu - 26/06/2020 22:34
Xây dựng gia đình năm 2006, toàn bộ vốn liếng của vợ chồng anh Ngọ Văn Điền (SN 1979) và chị Đàm Thị Quy (SN 1987) là gian nhà đất và vài sào ruộng xấu.

Đó là của cải mà anh chị được cha mẹ chia cho, tại xóm Non Tranh (xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).

Đến năm 2015, đôi vợ chồng anh đã có trang trại tiền tỷ và liên tục đạt danh hiệu “Nông dân tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên”.

Đầu tư bài bản

Vừa đầu tư trạm điện trên 1 tỷ đồng lại tiếp tục bỏ hơn 400 triệu đồng làm đường bê tông nối từ xóm vào trang trại, anh Điền than, mang tiếng là có trang trại lớn nhưng lúc nào cũng túng thiếu. Các anh chị đừng hỏi doanh thu vì có ghi sổ đâu, có tiền đến đâu là làm đến đấy.

Từ 3 sào đất bố mẹ cho giờ thành 3ha. Từ 500 gà mái đẻ giờ thành trên 2 vạn. Từ lúc chỉ có hai vợ chồng làm hết mọi việc giờ phải thuê 15 lao động…

Dáng cao to, nhanh nhẹn nhưng cách nói thì Điền cứ nhẩn nha từng câu. Ấy là đói quá thì phải tìm kế sinh nhai thôi. Bố mẹ em có đến 9 người con, em là thứ 6, lo được cho thế cũng là tốt lắm rồi.

Lấy nhau về, vợ cũng là nông dân cùng xã, bàn nhau mà tìm cái ăn, sức dài vai rộng cố là được. Ruộng cấy lúa lấy thóc ăn, chăn nuôi thêm đàn gà vịt để cải thiện cuộc sống. Đến năm 2009, gia đình em vẫn thuộc diện hộ nghèo.

Cũng chính vào thời điểm đó, chị Quy được Hội Phụ nữ xã Tân Thành đứng ra tín chấp cho vay vốn hộ nghèo với số tiền 15 triệu đồng.

Nhận thấy thị trường nhu cầu giống gia cầm tại địa phương rất lớn, vì mô hình gia trại đã khá phát triển, nhiều hộ đầu tư chuồng trại nuôi gà vịt nhưng nguồn con giống đều phải mua từ các tỉnh khác về, rất bị động, vợ chồng Điền Quy đầu tư vào kinh doanh gà giống.

Việc đầu tư bài bản đã giúp trang trại của đôi vợ chồng trẻ Quy Điền hoạt động ổn định với số lượng cấp bán mỗi ngày gần 1 vạn con gà giống ra thị trường.

Việc đầu tư bài bản đã giúp trang trại của đôi vợ chồng trẻ Quy Điền hoạt động ổn định với số lượng cấp bán mỗi ngày gần 1 vạn con gà giống ra thị trường.

Bắt tay vào việc, thừa hăm hở nhưng thiếu kinh nghiệm nên đàn gà chết hàng loạt. Thiệt hại lên tới 100 triệu đồng cũng là bài học lớn đầu đời về việc cần đầu tư bài bản khi làm ăn lớn. Tin tưởng sẽ thành công nếu tiếp tục làm gà giống, hai vợ chồng vay mượn anh em, bạn bè để đầu tư chăn nuôi gà đẻ trứng và chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Lần này, hai vợ chồng thay nhau tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, đến các gia đình đã chăn nuôi lâu năm tại địa phương để học hỏi kinh nghiệm, thậm chí chị Quy còn dành 3 tháng trời về Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (thuộc Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT) để tập huấn kiến thức chăn nuôi, phòng bệnh, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà và kỹ thuật làm lò ấp trứng.

Công việc làm ăn thuận lợi, sau một năm đầu tư vào chăn nuôi, gia đình đã trả hết nợ, đến cuối năm 2012 được bình xét thoát nghèo, với thu nhập khoảng 240 triệu đồng/năm.

Tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh, năm 2013, gia đình anh chị đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên giống gia cầm Vạn Phúc, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất với lò ấp trứng hai buồng quay tự động. Thu nhập hàng năm sau khi trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.

Bài học cay đắng tiếp theo đã khiến anh Điền vét hết vốn liếng đầu tư trạm điện và máy phát điện trên 1 tỷ đồng. Đó là thời điểm mùa hè năm 2017, vợ chồng anh gần như trắng tay trở lại. Đàn gà 5.000 con gà giống bố mẹ bị nóng do mất điện, 1 buổi chết đến 3.000 con, số còn lại cũng chết dần ít ngày sau đó.

Anh Điền tâm sự, hồi đấy là em tập trung vào mua đất mở rộng chuồng trại nên cũng không có tiền để làm trạm điện. Điện yếu, mất liên tục, dây kéo điện từ trục chính dài cả cây số cũng chỉ dùng loại dây bé không đủ công suất.

Tuy cũng mua 2 máy phát điện trên 300 triệu nhưng là loại máy rẻ tiền, không đủ làm mát chuồng trại trong đợt nắng nóng cao điểm. Thế nên mới chết nguyên cả 1 lứa gà, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Làm ăn không thể không đầu tư bài bản, em đi tham quan các mô hình lớn thấy họ có lợi thế về vốn, quy hoạch đồng bộ ngay từ đầu nên chắc chắn lắm, không “may rủi” như các mô hình nhỏ lẻ.

Tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Quy mô trang trại giống gia cầm Điền Quy hiện có 2 vạn gà mái đẻ, 1 vạn gà hậu bị, 13 lò ấp, mỗi ngày cấp bán gần 1 vạn gà con ra thị trường.

Anh chị thường xuyên thuê 10-15 lao động trong xã với mức thu nhập ổn định 7 triệu đồng/tháng. Đồng thời với phát triển kinh tế gia đình và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, trang trại còn góp phần tích cực vào Chương trình xây dựng NTM của xã Tân Thành đưa Phú Bình trở thành huyện đầu tiên của tỉnh cán đích NTM.

Anh Điền cho biết, từ thành công của mô hình, nhiều hộ trong xóm, trong xã cũng đã đến học hỏi kinh nghiệm, vợ em cũng đã dành thời gian hướng dẫn kỹ thuật lại còn cho chị em phụ nữ nghèo vay con giống, vay vốn để chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình.

Anh Ngọ Văn Điền chia sẻ, mối quan tâm nhất của các trang trại chăn nuôi là vấn đề môi trường.

Em khẳng định với kỹ thuật chăn nuôi hiện đại như của trang trại hiện nay không hề ảnh hưởng đến môi trường.

Toàn bộ chuồng trại được xử lý đồng bộ, khoa học, phân gà được ủ theo quy trình để xuất bán cho các hộ trồng hoa, trồng chè và cây ăn quả.

Ngoài số lượng lớn gà con xuất bán cho hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, Công ty Vạn Phúc còn cung cấp giống ổn định cho nhiều mô hình chăn nuôi gà thả vườn của xã, của huyện.

Gà thả vườn Phú Bình đã thành thương hiệu, là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

Vợ chồng Điền - Quy luôn được người dân trong làng ngoài xã yêu quý, tôn trọng.

Vợ chồng Điền - Quy luôn được người dân trong làng ngoài xã yêu quý, tôn trọng.

Trẻ tuổi, giàu năng lượng sống và giàu nhiệt huyết, bên cạnh việc sản xuất, kinh doanh, vợ chồng Điền Quy luôn tích cực tham gia các phong trào của địa phương như văn hóa, văn nghệ, thể thao và công tác xã hội, công tác từ thiện nhân đạo, ủng hộ làm đường giao thông nông thôn.

Gia đình anh chị đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để xây dựng, tu bổ các công trình tại địa phương. Tết vừa rồi, anh chị tặng 10 xe đạp cho học sinh nghèo của xã.

Liên tục các năm từ 2016 đến 2019, anh Điền được công nhận danh hiệu “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” của huyện Phú Bình và của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2017, chị Quy là 1 trong 4 đại biểu của tỉnh Thái Nguyên tham dự Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”.

Đồng Văn Thưởng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay31,113
  • Tháng hiện tại224,206
  • Tổng lượt truy cập92,601,870
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây