Học tập đạo đức HCM

Gương phụ nữ vươn lên làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Thứ bảy - 05/12/2020 09:06
Đó là chị Lê Thị Duyên thôn Tân Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh là một trong những người phụ nữ đã mạnh dạn, quyết tâm thay đổi cách làm và từng bước phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi tổng hợp và đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình chị đã thoát nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc để vươn lên làm giàu.

Cũng như bao người phụ nữ làm nông, khi lập gia đình cũng không có việc gì ngoài làm mấy sào ruộng, nuôi mấy con gà, con lợn để duy trì cuộc sống. Nhưng là người chịu thương, chịu khó, vừa làm vừa tích lũychút kinh nghiệm và có chút vốn liếng, hàng năm chị lại tăng dần đàn gà, đàn lợn để từng bước phát triển kinh tế. Qua những kinh nghiệm thực tế và học hỏi nhiều nơi, đến năm 2016, chị đã bàn với chồng quyết tâm mở rộng quy mô chuồng trại và tăng đàn lợn lên cả mấy chục con.

1 17

Chị Lê Thị Duyên đang chăm sóc đàn lợn của gia đình

Mấy năm đầu khá thuận lợi, thu nhập mang lại cho gia đình tạm ổn. không chỉ nuôi lợn thịt, chị còn thả thêm lợn nái để tự sản xuất con giống. Vì thế, hàng năm đàn lợn của chị cũng tăng lên 10 đến 15 con. Nhận thấy chị là người có kinh nghiệm và rất chịu khó, đầu năm 2018, công ty TNHH Đức Cần đã đề xuất với chị về nuôi lợn liên kết với công ty. Theo đó, công ty sẽ cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ thêm về kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Không chỉ chịu khó mà chị còn là một người ham học hỏi nên chị đã đồng ý sẽ chuyển hướng chăn nuôi liên kết với công ty. Qua đó, chị đã biết được thêm nhiều điều và nhất là về quy trình nuôi bài bản, chăm sóc đúng kỹ thuật nên những đợt Dịch tả lợn Châu Phi vừa qua xảy ra gây thiệt hại cho nhiều hộ chăn nuôi nhưng gia đình chị vẫn giữ được sự ổn định về quy mô chăn nuôi và thu nhập. Và với hình thức nuôi gia công này, chị được công ty trả 250.000 đồng đến 300000 nghìn đồng/con lợn nuôi trong thời gian 2,5-3 tháng. Không chỉ chăn nuôi lợn gia công mà riêng gia đình chị vẫn luôn duy trì gần chục con lợn nái. Mỗi năm, chị xuất ra thị trường hàng trăm con lợn giống.

 Với bản tính ham học hỏi, chịu khó và nhạy bén trong tính toán làm ăn, cuối năm 2019 chị đã bàn với chồng thuê lại 1,5 ha đất dưới chân đồi để đa dạng hóa cây con.  Lần này, chị đã đầu tư nuôi thêm gà thịt và vịt đẻ trứng. Ngoài ra, chị cũng trồng thêm rau sạch để tự cung tự cấp và trồng thêm chuối để làm thức ăn cho lợn, cho gà cũng đỡ một phần chi phí. Trong quá trình chăn nuôi, chị không ngừng học tập kinh nghiệm qua đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi, qua các lớp tập huấn kỹ thuật tại địa phương, chị đã làm tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên đã đàn vật nuôi luôn phát triển tốt.

Nhờ cần cù, chịu khó vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, lấy ngắn nuôi dài, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẽ đến nay, mỗi năm chị luôn có 200 gà thịt để xuất chuồng, duy trì 300 vịt đẻ. Riêng nuôi gia công lợn thịt, mỗi năm cứ duy trì 3-4 lứa, mỗi lứa 200 con. Như năm nay, chị đã  xuất bán 2 lứa 1.200 con lợn thịt, lứa thứ thứ ba 200 con sẽ xuất bán vào dịp tết Nguyên đán sắp tới; không những thế, chị đang có 8 con lợn nái đã cho đẻ lứa thứ 2 gần 100 con, khoảng 1 tháng nữa là bán được. Tính ra, mỗi năm, gia đình chị có thu nhập từ 300 -400 triệu đồng.

Chị Duyên chia sẻ:“Để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu lao động của bản thân và gia đình. Ở địa phương chúng tôi, muốn làm một nghề nông thành công, trước hết phải chọn hướng đi đúng, và quan trọng hơn là phải kiên trì, chịu khó, biết phát huy tiềm năng thế mạnh tại chính địa phương mình.Tôi thấy trên báo đài đưa tin nhiều phụ nữ làm kinh tế để có thêm thu nhập, tôi cũng mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô để chăn nuôi”.

 Nhận thấy việc phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp của chị Lê Thị Duyên là một trong những mô hình đã phát huy được hiệu quả. Đây thực sự là hướng phát triển phù hợp với chị em vùng nông thôn, từ đó, chính quyền địa phương cần phải có sự động viên, khuyến khích kịp thời tạo mọi điều kiện để mô hình được nhân rộng trên địa bàn nhằm giúp phụ nữ vùng nông thôn làm chủ được kinh tế gia đình, ổn định và nâng cao đời sống./.

Nguyễn Hoàn/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập277
  • Hôm nay35,096
  • Tháng hiện tại565,222
  • Tổng lượt truy cập102,324,765
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây