Học tập đạo đức HCM

Hatimic - Biến phế phụ phẩm thành tài nguyên

Thứ năm - 25/06/2020 21:26
Chế phẩm sinh học Hatimic là kết quả nghiên cứu sản xuất thử nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh từ năm 2014 – 2016 và đã ứng dụng thành công tại một số mô hình ở Hà Tĩnh.
Nhức nhối vấn đề ô nhiễm môi trường
 
Ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn do tồn dư các phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, đời sống của người dân.
 
Việc ứng dụng chế phẩm sinh học Hatimic nhằm sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi đang chứng minh được ưu điểm vượt trội, đem lại “lợi ích kép”, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, góp phần tích cực vào giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu.
 
Chế phẩm sinh học Hatimic là kết quả nghiên cứu sản xuất thử nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh từ năm 2014 – 2016 và đã ứng dụng thành công tại một số mô hình ở Hà Tĩnh.
tt3.jpg
Sử dụng chế phẩm sinh học Hatimic giúp người dân tái sử dụng hiệu quả các phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón.
Chế phẩm Hatimic là hỗn hợp vi sinh vật hữu ích, đồng thời bổ sung enzym đặc hiệu, nhằm phân giải nhanh và triệt để rơm rạ và chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, chế phẩm này cũng góp phần giảm mùi hôi, hạn chế tổn thất đạm của phân ủ. Ứng dụng chế phẩm chỉ mất 25 – 30 ngày phụ phẩm nông nghiệp có thể phân hủy hoàn toàn (nếu sử dụng phương pháp ủ thông thường mất 50 – 60 ngày).
 
Hatimic tạo hiệu quả lớn cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất trồng thay vì vắt kiệt đất. Ủ 1 tấn nguyên liệu chỉ cần 1 gói chế phẩm, chi phí mua chế phẩm là 30.000 đồng sẽ tạo ra khoảng 0,5 tấn phân hữu cơ vi sinh. Theo tính toán, 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ có 10kg đạm, 9,5kg lân và 21kg kali.
tt9.jpgCán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN hướng dẫn người dân sử dụng chế phẩm Hatimic xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón.
Với mục tiêu thúc đẩy thương mại hóa chế phẩm Hatimic, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH BIO GREEN STC, ủy quyền cho công ty xúc tiến, phát triển thị trường sản phẩm thông qua các hoạt động truyền thông, liên kết đại lý, xây dựng mô hình điểm để làm cơ sở cho việc phát triển thị trường.
 
Năm 2019, Bộ chế phẩm Hatimic và Hatibio cùng giải pháp kinh doanh của Công ty TNHH BIO GREEN đã lọt qua hơn 700 đề xuất, được vinh danh nằm trong top 16 giải thưởng xuất sắc nhất về Dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”. Cuộc thi do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
hh4.jpgNăm 2019, Bộ chế phẩm Hatimic và Hatibio cùng giải pháp kinh doanh của Công ty TNHH BIO GREEN nằm trong top 16 giải thưởng xuất sắc nhất về Dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”.
Hatimic – Biến phế phụ phẩm thành tài nguyên
 
Việc sản xuất và cung cấp chế phẩm sinh học Hatimic cho người dân ứng dụng nhằm tái sử dụng hiệu quả các phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, hạn chế được phát thải khí nhà kính từ việc đốt và phân hủy tự nhiên của phụ phẩm nông nghiệp tác động tích cực đến việc giảm thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời cung cấp phân bón cải tạo đất, hạn chế sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, thích ứng với các điều kiện bất lợi của thời tiết và các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
 
Chị Phan Thị Sáu, thôn Đông Châu, xã Thạch Ngọc (Thạch Hà - Hà Tĩnh) chia sẻ: Gia đình tôi vừa chăn nuôi lợn, gà vừa có vườn trồng cam, bưởi, ổi với diện tích hơn 1ha. Tất cả các chất thải chăn nuôi chúng tôi đều kết hợp với các phế phụ phẩm như rơm, rạ, bèo để ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Hatimic nên hầu như không phát thải chất thải rắn chăn nuôi ra môi trường.
 
"Từ cách này đã tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh rất dồi dào sử dụng để bón cho vườn cây ăn quả, có hiệu quả rất tốt, cây trồng giảm hẳn sâu bệnh, năng suất tăng ít nhất 10%, thời gian khai thác dài hơn và đặc biệt hầu như không mất tiền đầu tư phân hóa học nên lợi nhuận tăng hơn nhiều so với trước đây. Mọi người, khi biết vườn cây ăn quả gia đình tôi chủ yếu bón phân hữu cơ vi sinh, không sử dụng thuốc BVTV nên rất ưa chuộng, sản phẩm của tôi làm ra hầu như mọi người đến tận nhà mua chứ không phải đem ra chợ bán", bà Sáu nói.
 
“Chế phẩm Hatimic giúp tận dụng được chế phụ phẩm trong nông nghiệp làm phân bón, tiết kiệm được khoảng 20% chi phí. Đặc biệt, mô hình không chỉ khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, mà còn mang lại nguồn lợi từ nguồn phân bón vi sinh để cải tạo đất nông nghiệp biến các vùng nông thôn trở thành khu dân cư xanh, những miền quê đáng sống”, bà Dương Thị Ngân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh cho biết.
tt.jpg
 
Chế phẩm Hatimic đã được Tổng cục môi trường cấp giấy chứng nhận lưu hành số 03/LH-CPSHM.

Việc sản xuất kinh doanh chế phẩm sinh học ứng dụng vào thực tiễn đã góp phần đưa sản phẩm khoa học công nghệ vào thị trường, gắn với nhu cầu sử  dụng của người dân mang lại ý nghĩa thực tiễn quan trọng có tính bền vững cao.
 
Trung tâm phối hợp với Công ty sẽ tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh, mở rộng thị trường góp phần phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh cùng Công ty TNHH BIO GREEN STC được nhận giải thưởng từ cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”.

  • Ứng dụng Chế phẩm Hatimic mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
  • Chế phẩm Hatimic, một kết quả nghiên cứu khoa học hữu ích của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh được phân phối bởi Công ty TNHH BIO GREEN STC tại địa chỉ 81, đường Ngô Quyền, xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại229,621
  • Tổng lượt truy cập90,293,014
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây