HTX Hàu sữa Vân Đồn (khu 1, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn) có địa bàn rộng khắp, trải từ đầu đến cuối huyện Vân Đồn. Với sản lượng khoảng 10 tấn/ngày, từ đầu năm đến nay, do tình hình dịch Covid-19, HTX mới chỉ tiêu thụ được khoảng gần 400 tấn ngao, hàu. Với trữ lượng khoảng hơn 2.000 tấn sẽ phải khai thác trong tháng 4, HTX cùng các hộ vệ tinh đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm.
Người nuôi ngao 2 cùi huyện Vân Đồn buồn rầu với việc giá ngao liên tục giảm. Ảnh: Nguyễn Quý
“Khác với các loại thủy, hải sản khác, hàu và ngao là những loài nhuyễn thể cần khai thác đúng thời điểm, nếu muộn, vỏ của chúng sẽ biến thành màu đen và sẽ tự chết”, anh Vũ Văn Khoa, HTX Hàu sữa Vân Đồn cho biết.
Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xuất khẩu bị ngừng hoàn toàn. 65% số ngao, hàu thành phẩm được tiêu thụ nội địa tại các tỉnh thành từ Đà Nẵng trở ra, và các nhà hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, nguồn tiêu thụ này đang bị chững lại do việc đóng cửa các nhà hàng, khách sạn.
Trước thực trạng đó, chia sẻ với những khó khăn của người ngư dân, Hội Nông dân Quảng Ninh đã phối hợp với Hội LHPN tỉnh lên phương án giải cứu, giúp đỡ hội viên.
Theo ông Nguyễn Văn Đường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Quảng Ninh, giải cứu chỉ là giải pháp tình thế tạm thời. Câu chuyện đặt ra cần phải tính đến các giải pháp mang tính ổn định về sản xuất, chế biến, bảo quản, thậm chí cả giá thành sản phẩm.
Một trong những giải pháp quan trọng là phải có sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, không chỉ giữa các cơ sở sản xuất với nhau, mà còn liên kết chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, có như vậy, người nông dân mới tránh bị ép giá, cũng như đảm bảo chất lượng, đầu ra của sản phẩm.
Công ty than Hạ Long hỗ trợ tiêu thụ 1,5 tấn nhuyễn thể cho ngư dân Vân Đồn.
Trước mắt, thực hiện vận động, tuyên truyền, kết nối với các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Ngày 27/3, ngày đầu tiên thực hiện giải cứu, đã hỗ trợ HTX Hàu sữa Vân Đồn tiêu thụ được hơn 3 tấn hàu và ngao vỏ.
Với vai trò là tổ chức tuyên truyền, vận động, định hướng, chuyển tải cơ chế chính sách cho bà con, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh cũng rất tích cực hỗ trợ nông dân trong việc tạo vốn, bảo lãnh tín chấp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, đồng thời hướng dẫn, liên kết chuyển giao KHKT và kết nối đầu vào nguồn nguyên liệu cũng như đầu ra cho sản phẩm.
Ông Đường cho biết, do nông dân thường chủ quan, không để ý đến các loại giấy tờ đất, nên khi cần vốn để đầu tư thì không vay được ngân hàng do thiếu các tài sản thế chấp cần thiết. Do đó, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát, xác minh nhu cầu và năng lực, điều kiện của từng hộ để bảo lãnh tín chấp với ngân hàng.
Trước mắt, để hỗ trợ người nông dân nuôi ngao, hầu vượt qua "cơn bĩ cực" do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hội Nông dân trên cơ sở vận động, kêu gọi các đơn vị, cán bộ công chức, cũng có văn gửi Hội Nông dân, Hội LHPN các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, TP. Hà Nội... phối hợp, hỗ trợ tiêu thụ.
Cùng thời điểm cuối tháng 3, Hội Nông dân Quảng Ninh phối hợp với báo Nông thôn Ngày nay (Văn phòng Đông Bắc) xây dựng phương án triển khai điểm đầu mối tiêu thụ nông sản phục vụ người dân trước bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Hải Vân/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/hoi-nong-dan-quang-ninh-chung-tay-giai-cuu-ngao-hau-1074327.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã