Học tập đạo đức HCM

Người dân miền Trung dồn sức khôi phục sản xuất sau mưa lũ

Thứ bảy - 28/11/2020 08:23
Mưa lũ vừa qua không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản của bà con tại các tỉnh miền Trung. Mà còn làm chậm vụ lúa của bà con so với dự kiến ban đầu. Do đó, lãnh đạo các địa phương đang chủ động nhiều biện pháp “hỗ trợ” người dân.

Hà Tĩnh: Người dân Can Lộc “gỡ khó” để sản xuất vụ lúa đông

Mưa lũ đã làm chậm thời vụ của nông dân Can Lộc gần nửa tháng. Thế nhưng, quyết tâm không để diện tích bỏ trống và cải thiện thu nhập, các địa phương cũng đã chủ động các biện pháp hỗ trợ người dân “gỡ khó” để sản xuất vụ đông.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân ở thôn Lồng Lộng, xã Thuần Thiện đã ra đồng từ sớm, gom lại những cây giống còn sót sau mưa lũ để ươm mầm cho vụ thu hoạch vào dịp tết sắp đến. Một người dân cho biết: “Nhà trồng gần 3 sào hành, trong đó có hơn một nửa là hành tăm, số còn lại là hành ống. Năm nay mưa lũ nên giá cả có đắt hon so với trước, mức giá tại chợ khoảng 20 - 25 ngàn đồng/kg. Đó cũng là động lực để chúng tôi khôi phục diện tích, cải thiện thu nhập”.

68d2200621t64201l0.jpg
Người dân xã Thuần Thiện đang khắc phục diện tích hoa màu. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Mưa lũ đã làm chậm thời vụ của nông dân Can Lộc gần nửa tháng. Thế nhưng, quyết tâm không để diện tích bỏ trống và cải thiện thu nhập, các địa phương cũng đã chủ động các biện pháp hỗ trợ người dân “gỡ khó” để sản xuất vụ đông.

Một lãnh đạo xã Xuân Lộc cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng đẩy mạnh, tuyên truyền đến người dân thông qua các cuộc họp. Cố gắng phủ kín 10ha hoa màu vụ đông. Được sự hỗ trợ của địa phương từ kinh phí mua giống và làm đất, chúng tôi đã thuê máy về đẩy nhanh tiến độ”.

Quảng Bình: Khẩn trương khôi phục sản xuất

Ước tính Quảng Bình  thiệt hại hơn 230 tỷ đồng từ đợt mưa lũ vừa qua. Do đó, việc tổ chức tái đàn chăn nuôi sớm ổn định cho bà con là việc làm hết sức cấp thiết.

Để giúp người dân khôi phục sản xuất, UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành trung ương hỗ trợ tỉnh Quảng Bình 700 con bò, 17.000 con lợn, 3.000 con thỏ NewZealand, 750.000 con gà, 20.000 con vịt; các loại vắc xin, hóa chất sát trùng, thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm…

images684761_anh_3__3_.jpg
Người dân xã Quảng Trung đang dọn dẹp vệ sinh chuồng trại để chuẩn bị tái đàn gia cầm. Ảnh: Báo Quảng Bình

Theo một lãnh đạo phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lệ Thủy, bên cạnh các biện pháp khắc phục hậu quả của thiên tai, huyện Lệ Thủy tiếp tục vận động nhân dân gia cố, cải tạo lại ao nuôi, hệ thống chuồng trại để tái đàn gia súc, gia cầm. Căn cứ trên kết quả rà soát, thống kê tình hình thiệt hại, huyện đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin kinh phí hỗ trợ cho từng hạng mục cụ thể để hỗ trợ nhân dân ổn định sản xuất.

Quảng Trị: Triệu Phong dồn sức khôi phục sản xuất

Theo thống kê của UBND huyện Triệu Phong, trong các đợt lũ vừa qua tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 325 tỉ đồng. Người dân xã Triệu Phước chia sẻ, gia đình nuôi 0,5 ha tôm, mỗi vụ trừ chi phí thu lãi hơn 70 triệu đồng. Các đợt lũ vừa qua cuốn trôi toàn bộ tôm nuôi của gia đình, dụng cụ nuôi tôm và nhiều đoạn bờ ao bị nước gây sạt lở nên thiệt hại vô cùng lớn.

Lãnh đạo UBND huyện Triệu cho biết, chưa có năm nào mà lũ chồng lũ nhiều đợt như năm nay. Sau mỗi đợt lũ đi qua vùi lấp hơn 220 ha ruộng, hệ thống kênh mương, trạm bơm hư hỏng nặng.

vinh-trongrau2345.jpg
Người dân Triệu Phong nỗ lực khôi phục sản xuất sau lũ. Ảnh: Báo Quảng Trị.

Với quan điểm không để bất cứ một diện tích đất nào bị bỏ hoang do mưa lũ gây ra nên lãnh đạo huyện Triệu Phong liên tục chỉ đạo lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội chung tay giúp dân vệ sinh đường sá, cải tạo đồng ruộng, sửa chữa kênh mương nội đồng.

Dự kiến ngày 20/12 tới, các địa phương sẽ tiến hành khâu làm đất để đến ngày 10/1/2021 gieo lúa trà đầu, thời gian từ nay đến đó không còn nhiều nên công việc cải tạo đồng ruộng, kênh mương nội đồng càng cấp bách hơn bao giờ hết.

 Công Ngọc (tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay31,618
  • Tháng hiện tại31,618
  • Tổng lượt truy cập88,709,952
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây