ưa chúng tôi đi xem vườn sầu riêng với 40 gốc, anh Đặng Trọng Bình (xã Tân Phong, Cai Lậy, Tiền Giang) than thở, hạn mặn đã "cướp" của anh 15 gốc. Giờ anh phải đốn những cây chết và trồng dặm cây con. "Phải mất 6 -7 năm nữa cây mới bói trái" - anh cho hay.
Tổn thất nặng nề
Hiện, tỉnh Tiền Giang có hơn 13.500ha trồng sầu riêng, chiếm hơn 14% tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh, với sản lượng hơn 277.000 tấn/năm. Sau hạn, mặn mùa khô năm 2020, nhiều vườn sầu riêng tại các huyện Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy đã bị thiệt hại nặng nề. Nhiều vườn sầu riêng chết trắng. Đến thời điểm hiện tại, theo thống kê sơ bộ, các địa phương đã ghi nhận gần 4.800ha sầu riêng bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Hồng Tâm (ấp 2, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy), một nông dân trồng 5 công sầu riêng cho biết, khoảng 50% cây trong vườn đã bị suy kiệt, rụng lá. "Để giúp cây phục hồi, những ngày qua, tôi đã tập trung xử lý kích thích bộ rễ, phun xịt thuốc trên bộ lá, nhưng tôi nghĩ khả năng cây phục hồi là rất thấp và nếu có gượng nổi thì năng suất của cây cũng chẳng còn bao nhiêu" - ông Tâm thổ lộ.
Theo lãnh đạo UBND xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy), thống kê cho thấy toàn xã có hơn 150ha sầu riêng bị thiệt hại do hạn, mặn. Những ngày gần đây, một số diện tích sầu riêng tiếp tục chết rải rác. Xã đang tiếp tục thống kê thiệt hại.
Trong khi đó, tại vùng chanh không hạt xuất khẩu ở Bến Lức (Long An), theo Phòng NNPTNT huyện, có khoảng 4.000ha cây trồng bị thiếu nước tưới bởi hạn mặn, chủ yếu là những vườn chanh không hạt. Hiện Bến Lức có khoảng 7.000ha trồng chanh.
Theo TS Võ Hữu - Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện giới thiệu quy trình phục hồi vườn sầu riêng tùy theo tình hình thực tế. Trước mắt, nông dân phải rửa mặn cho đất kết hợp với bón vôi để đẩy natri ra khỏi đất...
Anh Lưu Khánh Cường (xã Lương Hòa, Bến Lức) - nông dân trồng 3ha chanh cho biết, sau hạn mặn vườn chanh xơ xác, rụng lá, nhiều cây chỉ còn trơ cành, khiến anh phải đốn bỏ để trồng lại cây khác.
"Tôi đang tích cực bón phân và tưới thúc cho cây, nhưng chắc chắn nhiều cây sẽ không còn khả năng phục hồi vì kiệt sức" - anh than thở.
Cùng nông dân giải cứu vườn cây
Theo Phòng NNPTNT huyện Bến Lức, huyện này đang tổ chức các đoàn kiểm tra, thẩm định hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại do hạn mặn. Hiện, có hơn 2.000 hộ dân trên địa bàn các xã đã nộp hồ sơ, với tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại khoảng 2.372ha, chủ yếu là cây chanh.
Sau khi kiểm tra, thẩm định thực tế tại các địa phương, Phòng NNPTNT huyện sẽ hoàn thành hồ sơ gửi về tỉnh đề nghị hỗ trợ trước ngày 15/7/2020. Theo quy định, mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/ha đối với cây trồng bị thiệt hại 30 - 70% và 4 triệu đồng/ha nếu bị thiệt hại từ 70% trở lên.
Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cũng cho biết, tỉnh đã có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê các diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn, mặn để hỗ trợ người dân theo đúng quy định.
Sở NNPTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với địa phương khẩn trương hướng dẫn nông dân thực hiện hiệu quả các kỹ thuật cải tạo đất phục hồi cây sầu riêng sau hạn, mặn bằng nhiều hình thức và nhiều nguồn kinh phí khác nhau.
Theo Trần Cửu Long/ Dân Việt
https://danviet.vn/vuc-lai-vuon-cay-sau-han-man-20200626190139297.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;