Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Tuyên Quang: Một nhiệm kỳ nhiều dấu ấn

Thứ năm - 18/06/2020 06:15
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang tăng trưởng bình quân 4,19%/năm. Nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, trồng rừng, sản xuất nông sản sạch… có bước chuyển mình mạnh mẽ.
Giai đoạn 2015 - 2020, giá trị sản xuất trồng trọt của tỉnh Tuyên Quang tăng bình quân 1,46%/năm. Ảnh: Đào Thanh.

Giai đoạn 2015 - 2020, giá trị sản xuất trồng trọt của tỉnh Tuyên Quang tăng bình quân 1,46%/năm. Ảnh: Đào Thanh.

Nông nghiệp hàng hóa hiệu quả bền vững

Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất trồng trọt của tỉnh Tuyên Quang tăng bình quân 1,46%/năm. Để đạt được kết quả này, tỉnh đã chú trọng quy hoạch sử dụng đất lúa, quy hoạch trồng trọt.

Tỉnh cũng ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị được nhân rộng.

Theo đó, sản lượng lương thực của tỉnh luôn ổn định trên 34 vạn tấn/năm, tình hình an ninh lương thực được đảm bảo. Tỉnh cũng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lạc để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, diện tích chè của tỉnh là 8.588ha, sản lượng chè đạt trên 71.700 tấn/năm. Tổng diện tích cây ăn quả trên 17.700ha, trong đó cam hơn 8.600ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn quả/năm; bưởi trên 4.600ha. Cây lạc ổn định diện tích hơn 4.500ha…

Thành công nổi bật của nhiệm kỳ là tỉnh phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp tốt, đến nay diện tích sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đạt 1.693ha, tăng 1.234ha so với năm 2015. Trong đó có 772ha cam, 73ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP; 702ha chè đạt chuẩn nông nghiệp bền vững (SAN) 3ha lúa, 24ha chè theo tiêu chuẩn hữu cơ; 57ha cam, bưởi đạt chuẩn hữu cơ chuyển đổi.

Phát triển nông nghiệp tốt là thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 mà tỉnh Tuyên Quang đã đạt được. Ảnh: Đào Thanh.

Phát triển nông nghiệp tốt là thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 mà tỉnh Tuyên Quang đã đạt được. Ảnh: Đào Thanh.

Lĩnh vực chăn nuôi đã chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại, chăn nuôi an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; chăn nuôi tập trung phát triển theo lợi thế của từng vùng và địa phương. Đã có nhiều tổ, nhóm chăn nuôi, hội trang trại, hợp tác xã được thành lập theo sở thích, nhu cầu của người dân.

Đến nay, tỉnh đã có trên 10 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã, 267 trang trại và 117 tổ hợp tác chăn nuôi; sản lượng thịt hơi tăng bình quân 5,4%/năm; sản lượng sữa tươi tăng 13,4%/năm, gấp 1,8 lần so với năm 2015.

Đến đầu năm 2020, tỉnh có 1 cơ sở chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn quốc tế GlobalGAP; có 4 cơ sở chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP và 15 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, cho biết, nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, Sở bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhất là việc chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo các tiêu chuẩn được công nhận, gắn với đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tham mưu ban hành các quy định về sản xuất vùng canh tác hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh sản xuất áp dụng theo các quy trình sản xuất tốt.

Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng của tỉnh Tuyên Quang hiện có 183.768ha, chiếm 12,27% toàn vùng trung du miền núi phía Bắc.

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng của tỉnh Tuyên Quang hàng năm đạt trên 800.000m3 cơ bản đáp ứng đủ cho công nghiệp chế biến gỗ, chiếm trên 25% sản lượng khai thác toàn vùng trung du miền núi phía Bắc.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm tỉnh Tuyên Quang trồng trên 10.000ha rừng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Sản lượng gỗ rừng trồng tại Tuyên Quang chiếm trên 25% sản lượng khai thác toàn vùng trung du miền núi phía Bắc. Ảnh: Đào Thanh.

Sản lượng gỗ rừng trồng tại Tuyên Quang chiếm trên 25% sản lượng khai thác toàn vùng trung du miền núi phía Bắc. Ảnh: Đào Thanh.

Đạt được kết quả này, Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang đã tham mưu thực hiện rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạch phân 3 loại rừng, gồm: Rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025. Tham mưu xây dựng Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2035.

Nâng cao chất lượng và sản lượng gỗ rừng trồng và để gỗ rừng Tuyên Quang vươn ra thế giới, tỉnh đã thực hiện cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC với diện tích 25.366ha. Nhờ đó, giá trị sản xuất 1ha tăng từ 15% đến 20%.

Trong 5 năm qua, tỉnh thực hiện trồng được 55.500ha rừng tập trung; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 4 triệu m3/năm, đáp ứng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 8,78%/năm.

Đảm bảo kinh tế rừng phát triển bền rừng, tỉnh Tuyên Quang thực hiện rà soát, thay thế nguồn giống kém bằng giống chất lượng cao, đầu tư thâm canh rừng trồng bằng giống nuôi cấy mô, giống nhập ngoại. Nổi bật nhất là các địa phương triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của HĐND tỉnh.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết này, tỉnh đã hỗ trợ cho nhân dân trồng mới 2.062ha rừng bằng cây keo lai nuôi cấy mô và keo tai tượng hạt nhập ngoại. Tỉnh cũng thực hiện Dự án sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô, quy mô 1,5 triệu cây giống/năm, đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu giống cây trồng lâm nghiệp.

Nhiều năm gắn bó với rừng, ông Đỗ Văn Khiêm, thôn 2, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn có thu nhập ổn định từ kinh tế rừng. Được nhà nước hỗ trợ trồng rừng cây giống chất lượng cao theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh, gia đình ông mạnh dạn đưa giống keo lai mô vào trồng.

Hiện 2ha keo của gia đình ông phát triển tốt, dự kiến thời gian thu hoạch cũng rút ngắn hơn một năm với giống keo cũ, trữ lượng gỗ nhiều hơn, giá trị kinh tế cũng cao hơn.

Ông Triệu Đăng Khoa, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, phấn đấu đưa kinh tế lâm nghiệp Tuyên Quang trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư của nhà nước, huy động nguồn lực tăng cường liên doanh, liên kết để lâm nghiệp phát triển bền vững, trong đó ưu tiên phát triển rừng kinh doanh gỗ lớn và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Ảnh: Đào Thanh.

Giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Ảnh: Đào Thanh.

Giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Tuyên Quang sẽ thực hiện lãnh đạo công tác tham mưu, kiểm tra, hướng dẫn và phối hợp để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tỉnh phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm.

Trung bình mỗi năm tỉnh phát triển mới trên 150ha diện tích sản xuất trồng trọt áp dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Phấn đấu đến năm 2025 có trên 80% cơ sở chăn nuôi tập trung áp dụng hiệu quả quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

Về lĩnh vực lâm nghiệp, từ nay đến năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện trồng mới 50.000ha, trong đó có 10.000ha rừng gỗ lớn, sản lượng gỗ khai thác trên 900.000 m3/năm; tổ chức bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đồng thời thực hiện trồng rừng và khai thác rừng hợp lý để duy trì độ che phủ của rừng ổn định trên 60%; duy trì và cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định cho trên 70.000ha rừng trồng; duy trì độ che phủ của rừng ổn định trên 60%.

Đào Thanh/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,401
  • Tổng lượt truy cập90,288,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây