Từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc nông sản hoạt động qua website http://nongsanantoanphutho.vn và ứng dụng cho thiết bị di động (Android và iOS). Sau thời gian hoạt động, với sự theo dõi, giám sát và đóng góp ý kiến của người sử dụng, Trung tâm Khuyến nông liên tục cập nhật tính năng, sửa chữa lỗi phát sinh nếu có. Đến nay, về cơ bản hệ thống đã hoạt động ổn định và phù hợp với việc áp dụng của nông dân.
Năm 2020, Trung tâm tiếp tục duy trì hoạt động của hệ thống; cập nhật, sửa lỗi phát sinh và nâng cấp thêm một số tính năng liên quan đến quản lý, cảnh báo hạn sử dụng của sản phẩm, quản lý số lượng tăng giảm, cập nhật dữ liệu thuốc BVTV và thuốc thú y – thủy sản, nâng cấp, chỉnh sửa giao diện ứng dụng cho thiết bị di động (Android và iOS)...
Đối với việc áp dụng quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc nông sản, đã thực hiện cấp mới và hỗ trợ 35 đơn vị sản xuất đăng ký tham gia, với các sản phẩm đăng ký gồm: bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, cam, rau ăn lá/quả, lợn thịt, lợn nái. Tính đến ngày 27/11/2020 đã cấp 52.000 mã QR truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản. Các sản phẩm này đều được trưng bày và bày bán tại Hội chợ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP và nông sản tỉnh Phú Thọ năm 2020, tổ chức tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ từ ngày 27/11 - 01/12/2020.
Về tính năng kiểm dịch động vật, Trung tâm đã phối hợp triển khai với Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Phú Thọ kích hoạt 5.501 tem kiểm dịch, tương ứng 5.501 chuyến hàng. Tính năng kiểm dịch động vật nhìn chung được đánh giá khá tốt trong việc số hóa các dữ liệu kiểm dịch, thuận tiện cho công tác kiểm tra thông tin kiểm dịch thông qua việc quét mã QR một cách đơn giản nhất bằng thiết bị di động thông minh.
Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã thực hiện tốt công tác hướng dẫn sử dụng cho các đơn vị tham gia, (cả trực tiếp và theo dõi, hỗ trợ các đơn vị tham gia thông qua Zalo, số hotline). Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ tiếp tục theo dõi, tham khảo ý kiến người sử dụng để có cách áp dụng phù hợp nhất cho nông dân. Với doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản phẩm. Về phía người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn. Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa.
Với những tính năng tiện ích và bắt kịp với xu thế hội nhập của công nghệ thông tin ứng dụng vào hoạt động sản xuất, cần thiết phải tiếp tục thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị sản xuất đăng ký tham gia để các sản phẩm nông sản của tỉnh có thể khẳng định được chất lượng, tạo dựng được niềm tin cho khách trong và ngoài tỉnh và hướng đến các mục tiêu xa hơn đối với các thị trường không chỉ trong mà ngoài nước một cách tốt nhất.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;