Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa tăng cường bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản

Thứ sáu - 24/09/2021 07:05
Sự phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản đã giúp người dân vùng biển Thanh Hóa phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về môi trường cũng phát sinh.
Nhiều địa phương ven biển Thanh Hóa đã chuyển diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: VD.

Nhiều địa phương ven biển Thanh Hóa đã chuyển diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: VD.

Nhờ hiệu quả kinh tế cao, những năm qua, các địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ đất đai, chuyển một số diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đây là xu thế tất yếu nhưng cũng đang phát sinh nhiều hệ lụy về môi trường.

Hoằng Hóa có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn với gần 3 nghìn ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao gần 150 ha. Tổng sản lượng thủy sản bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 ước đạt trên 23 nghìn tấn. Giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2020 của huyện ước đạt gần 882 tỷ đồng.

Ông Lê Huy Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp Huyện Hoằng Hóa cho biết, từ năm 2016 đến 2020, toàn huyện đã chuyển đổi khoảng 300 ha sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Điều này đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường nuôi. Trước tình hình trên, gần đây, UBND huyện Hoằng Hóa đã ban hành công văn yêu cầu các cơ sở nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

UBND huyện tăng cường phối hợp cùng các ngành chức năng, chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về BVMT đến từng cơ sở chế biến; yêu cầu tất cả các cơ sở ký cam kết BVMT. Các địa phương và mỗi người dân phát huy vai trò kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với những cơ sở có hành vi vi phạm về BVMT.

Tuy nhiên, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh cũng mang đến nhiều hệ lụy về môi trường cần được giải quyết. Ảnh: VD.

Tuy nhiên, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh cũng mang đến nhiều hệ lụy về môi trường cần được giải quyết. Ảnh: VD.

Còn tại huyện Hậu Lộc, chỉ tính trong năm 2020, địa phương này đã chuyển đổi được trên 190 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Hiện Hậu Lộc có khoảng 1,9 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, gồm các đối tượng nuôi chủ yếu như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ngao Bến Tre...

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 19,5 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu tập trung tại các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn... Trong đó, thủy sản nước ngọt trên 14 nghìn ha, nước mặn, lợ 5,3 nghìn ha...

Nhằm nâng cao hiệu quả BVMT tại các vùng nuôi thủy sản, huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp quản lý, chăm sóc ao nuôi, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh; quản lý tốt chất thải, nước thải. UBND huyện Hậu Lộc khuyến khích các hộ nuôi thủy sản tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản; sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăm sóc thủy sản và xử lý môi trường...

Về lâu dài, Hậu Lộc tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch về thủy sản; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản để huy động lượng vốn lớn cho nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi theo hướng đồng bộ.

Những năm qua chính quyền địa phương các cấp có những giải pháp tích cực để thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT tại các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp Thanh Hóa, công tác BVMT tại các vùng nuôi thủy sản đến nay vẫn còn những bất cập. Cơ sở hạ tầng các vùng nuôi thủy sản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn dịch bệnh, còn tình trạng sử dụng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp, làm muối. Đa số ao nuôi chưa có khu xử lý nước thải, bùn thải nên luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường.

Tại các địa phương tồn tại tình trạng một số hộ nuôi chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều diện tích nuôi cá nước ngọt quảng canh chưa quan tâm đến công tác cải tạo ao nên vật nuôi thường bị chết khi gặp thời tiết bất thuận. Nhiều ao nuôi tôm thẻ chân trắng lấy nước trực tiếp từ giếng lọc ngoài biển vào ao nuôi không qua ao lắng, khử khuẩn nên tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Để góp phần BVMT và hướng đến phát triển bền vững trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, ngày 26/5/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản và nâng cao trách nhiệm trong việc BVMT.

Sự thiếu đồng bộ trong hạ tầng nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả nuôi trồng thủy sản ở Thanh Hóa tuy cao nhưng chưa như kỳ vọng. Ảnh: VD.

Sự thiếu đồng bộ trong hạ tầng nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả nuôi trồng thủy sản ở Thanh Hóa tuy cao nhưng chưa như kỳ vọng. Ảnh: VD.

Văn bản cũng đề nghị, chính quyền địa phương các cấp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và giám sát; chỉ đạo các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các chương trình giám sát, quan trắc môi trường định kỳ, cảnh báo môi trường ở vùng tập trung, vùng cửa sông, ven biển để kịp thời phát hiện xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhằm ứng phó kịp thời, nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung quản lý, giám sát chặt chẽ vùng, cơ sở nuôi, phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản, cập nhập thông tin và thông báo kịp thời đến các cơ sở nuôi. Sở NN&PTNT Thanh Hóa Khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi nguồn nước không đảm bảo chất lượng. Thả giống với mật độ phù hợp và chăm sóc đúng kỹ thuật để hạn chế thiệt hại do nắng nóng và các hiện tượng thời tiết bất thường gây ra...

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa tăng cường bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản tại chuyên mục Thời sự của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Viber: 0369024447.

Võ Dũng - Viêt Khánh/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay37,744
  • Tháng hiện tại839,332
  • Tổng lượt truy cập85,746,368
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây