Học tập đạo đức HCM

Bò lai giống ngoại lấn át bò lai Sind

Thứ hai - 22/10/2018 02:03
Thực hiện chương trình phát triển đàn bò thịt trên địa bàn TP, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã thực hiện các mô hình nuôi bò thịt lai giống ngoại và có được những kết quả đáng ghi nhận.
15-13-16_bo_li_giong_ngoi
Bê lai giữa tinh bò BBB và bò sữa HF đạt 422 kg/15 tháng tuổi tại hộ ông Đặng Anh Đức (Tân Phú Trung, Củ Chi)

Từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã triển khai 3 mô hình “Chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại” trên địa bàn các xã Tân Phú Trung, Phước Hiệp và Phước Thạnh, đều thuộc huyện huyện Củ Chi. Các mô hình này nhằm tạo đàn bò lai nuôi thịt để cải thiện thể trọng, tầm vóc, sức sinh trưởng, nâng cao tỷ lệ thịt xẻ và giá trị quày thịt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời tạo đàn bò cái sinh sản hướng thịt có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cung ứng con giống, hướng đến mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn thành phố ngày càng bền vững và hiệu quả.

Theo Th.S Nguyễn Thị Liễu Kiều, PGĐ Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, tổng cộng có 112 hộ nông dân đã tham gia thực hiện mô hình với 150 con bò cái nền (bò cái lai Sind và bò sữa HF). Trong đó, bò cái lai Sind có trọng lượng cơ thể từ 280 kg/con trở lên; bò sữa HF là những con có năng suất sữa thấp <5.000kg sữa/con/chu kỳ 305 ngày, nhưng có khả năng sinh sản tốt, ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, thể trạng tốt. Số bò cái này được phối tinh bò BBB và Red Angus (trường hợp phối tinh bò BBB, bò cái nền được chọn đã đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 5).

Kết quả cho thấy, tất cả bò cái nền đều sinh sản bình thường, không có trường hợp nào đẻ khó. Trọng lượng sơ sinh của bê lai BBB là 28 - 32kg/con, bê lai Red Angus là 24 - 25 kg/con, trong khi bê lai Sind chỉ đạt bình quân 17 - 19 kg/con. Đặc biệt, có 1 cặp bê sinh đôi (1 đực, 1 cái) từ gieo tinh nhân tạo giữa bò cái HF với tinh bò BBB. Bê sinh ra khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt gần 100%. Bê lai BBB và Red Angus đều có ưu thế lai, thân hình cân đối, ngoại hình đẹp, cơ bắp phát triển, hiền lành, dễ nuôi, đề kháng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết tại địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Bê lai BBB và Red Angus tăng trọng bình quân 800 gr/con/ngày, cao hơn bê lai Sind gần 40% (bê lai Sind tăng trọng bình quân 500 gr/con/ngày).

Trọng lượng bê lai BBB và Red Angus cai sữa đạt trung bình 177 kg/6 tháng tuổi, vượt xa so với bê lai Sind (chỉ đạt khoảng 106kg/6 tháng nuôi). Sau 18 tháng nuôi, bê lai BBB và Red Angus có thể đạt bình quân 465kg. Con số này hơn gấp đôi so với bê lai Sind trong cùng thời gian nuôi với mức dinh dưỡng cân đối về khẩu phần ăn.

Nhờ trọng lượng sơ sinh lớn hơn, khả năng tăng trọng cao hơn, khối lượng cơ thể lớn hơn nhiều trong cùng thời gian nuôi, nên bò lai giống ngoại F1 đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với bò lai Sind.

Cụ thể: Sau 20 tháng nuôi, bò lai F1 đạt bình quân 540 kg/con, bò lai Sind 312 kg/con; giá thành sản xuất 1kg thịt hơi bò lai giống ngoại F1 là 50.345 đồng, 1kg thịt hơi bò lai Sind là 56.958 đồng; tiền bán 1 con bò lai F1 đạt bình quân 37.700.000 đồng (với giá mua 65.000 đồng/kg hơi), 1 con bò lai Sind thu 20.280.000 đồng; lợi nhuận từ 1 con bò lai F1 là 8.500.100 đồng, từ 1 con bò lai Sind là 2.509.260 đồng.

Như vậy, trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần phù hợp theo từng giai đoạn, việc đầu tư nuôi bò thịt lai giống ngoại có hiệu quả kinh tế vượt trội hơn so với nuôi bò lai Sind. Cụ thể: Giá thành sản xuất 1kg thịt hơi bò lai giống ngoại F1 chỉ bằng 88,39% so với bò lai Sind; bò thịt lai giống ngoại có khối lượng cơ thể lớn hơn 1,7 lần so với bò lai Sind trong cùng thời gian nuôi; lợi nhuận thu được khi nuôi bò thịt lai giống ngoại cũng cao gấp 3,5 lần so với nuôi bò thịt lai Sind. Ngoài ra, tỉ lệ thịt tinh trên bò lai giống ngoại cũng vượt trội so với bò lai sind, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Do chăn nuôi bò thịt tại TP.HCM chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa hình thành chuỗi giá trị, nên mô hình nuôi bò lai giống ngoại còn bị hạn chế phần nào về hiệu quả kinh tế, hạn chế về khả năng nhân rộng, nhiều hộ nông dân chưa thật sự an tâm về đầu ra…

Tác giả bài viết: Theo Sơn Trang (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay29,523
  • Tháng hiện tại208,090
  • Tổng lượt truy cập90,271,483
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây