Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi về với tự nhiên

Thứ ba - 05/12/2017 20:11
Xã hội càng phát triển mạnh mẽ công nghiệp, dịch vụ thì con người càng có xu hướng tìm về với những sản phẩm mang tính tự nhiên

Bởi thế, tuy mới khởi xướng nhưng mô hình nuôi gà thả vườn của Hà Nội đã hứa hẹn một bước đi đúng hướng...  

Phát triển mô hình chuỗi

Hiện trên địa bàn Hà Nội chăn nuôi gà thả vườn phát triển rất mạnh chiếm 58,7% tổng đàn gà của thành phố. Tận dụng thức ăn từ tự nhiên hoặc các phụ phẩm nông nghiệp như ngô, cám, rau xanh nên gà có chất lượng thịt thơm, ngon và ngày càng được người tiêu dùng đánh giá cao.

08-51-45_dsc_9468
Mô hình nuôi gà Mía thuần của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Hướng tới lợi ích chăn nuôi lâu dài và bền vững của gà thả vườn, Hà Nội đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Gà Mía Sơn Tây”, “Gà đồi Ba Vì” và “Gà đồi Sóc Sơn”. Thành phố cũng đã xây dựng dựng được 21 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm trong đó có một số mô hình chuỗi chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm thịt gà hoạt động tương đối hiệu quả.

Thứ nhất phải kể đến chuỗi sản xuất và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây do Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây tổ chức với trên 30 hội viên, quy mô nuôi thường xuyên 100.000 con (80.000 gà đẻ và 20.000 gà thịt). Mô hình đã chuẩn hóa quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học và xây dựng được quy chế quản lý chuỗi, chất lượng sản phẩm, hàng tháng cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con giống 1 ngày tuổi và 3.000 kg gà Mía thịt chất lượng cao.

Thứ hai là chuỗi sản xuất và tiêu thụ gà đồi Ba Vì do Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì tổ chức. Chuỗi đã thu hút và lựa chọn được 65 hộ chăn nuôi, 1 cơ sở giết mổ, 1 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tham gia liên kết chuỗi với quy mô chăn nuôi thường xuyên khoảng 700.000 con.

Chuỗi đã bước đầu xây dựng được kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt được giết mổ, đóng gói đảm bảo ATTP mang nhãn hiệu “Gà đồi Ba Vì” qua hệ thống cửa hàng tiện ích và hệ thống nhà hàng tại khu vực nội thành Hà Nội. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này đạt khoảng 3 tấn/tháng.

Thứ ba là mô hình chuỗi chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn do Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn tổ chức, thu hút 60 hộ chăn nuôi, 1 cơ sở giết mổ, 1 Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tham gia liên kết với quy mô thường xuyên đạt 30.000 con gà thịt, cung cấp cho thị trường trên 300 kg /ngày.

Bên cạnh những chuỗi do các hội chăn nuôi sáng lập còn có chuỗi do doanh nghiệp sáng lập. Chuỗi thực phẩm sạch 3F được hình thành trên cơ sở liên kết hợp tác giữa Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm 3F (đơn vị giết mổ, chế biến và tiêu thụ) với các trại chăn nuôi lợn, gia cầm tại huyện Thạch Thất, TP Hà Nội và một số huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhờ tiềm lực kinh tế nên quy mô và năng lực sản xuất của chuỗi này khá lớn với 1 nhà máy giết mổ, 200 trang trại gà, sản lượng cung cấp và tiêu thụ đạt 2,05 tấn thịt, 100.000 quả trứng gà/ngày.  

Bảo tồn con gà tiến vua

Những năm vừa qua, do tốc độ công nghiệp hóa trong chăn nuôi nên một số giống gen nhập ngoại phát triển mạnh, các nguồn gen nội địa có nguy cơ mai một trong đó có gà Mía. Gà Mía là giống gà thịt cổ truyền nổi tiếng, tuy không xác định từ đời nào nhưng gốc tích gắn liền với tập quán văn hoá địa phương tại làng cổ Đường Lâm. Chất lượng thịt của chúng rất thơm ngon nên xưa kia được dùng làm lễ vật có giá trị dâng lên cung tiến cho vua.

08-51-45_dsc_9477
Ảnh: Trọng Nhân

Để bảo tồn và phát triển giống gà Mía, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định công nhận là một giống nằm trong danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm, từ năm 2012 đến nay, UBND Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển chăn nuôi. Đi theo hướng ấy, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng những mô hình nuôi gà Mía thuần thả vườn thay vì gà Mía lai như trước đây. Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội là đơn vị được giao nhiệm vụ duy trì chọn lọc, nuôi giữ giống gà Mía cung ứng 2.241.287 con giống ra thị trường. Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn có nhiều cơ sở nuôi giống, ấp trứng cung cấp gà giống gà Mía thuần khác.

Tuy nhiên, việc phát triển đàn gà Mía vẫn còn nhiều khó khăn như phần lớn chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ trong nông hộ, năng suất chất lượng và hiệu quả chưa cao với quy trình và phương thức khác nhau nên việc kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm khó khăn. Các cơ sở sản xuất, cung ứng giống gà Mía đảm bảo chất lượng chưa nhiều (hiện mới có đàn gà của HADICO là được công nhận đàn giống gốc) nên không đủ giống thuần chủng cấp cho người chăn nuôi. Công tác truyền thông, tuyên truyền quảng bá thương hiệu sản phẩm gà Mía còn hạn chế…

Bởi thế mà định hướng phát triển trong thời gian tới của Hà Nội sẽ là tập trung duy trì chọn lọc đàn gà giống gốc sản xuất giống bố mẹ và giống thương phẩm cung cấp ra thị trường. Phát triển chuỗi và liên kết chuỗi gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà Mía trên địa bàn Thành phố và các tỉnh. Phát triển ổn định về quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng đối với chuỗi liên kết nêu trên với mục tiêu các sản phẩm của chuỗi đều an toàn, kiểm soát được chất lượng và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất sơ chế bảo quản tiêu thụ sản phẩm theo hướng cung cấp sản phẩm tại các địa phương và liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp tiêu thụ. Phát triển các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể của từng chuỗi liên kết đối với chăn nuôi và định hướng thị trường cho các chuỗi phù hợp với năng lực sản xuất, nhu cầu của thị trường. Tổ chức liên kết với các cơ sở giết mổ, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài Thành phố.

Để làm được những điều đó đối với Bộ Nông nghiệp & PTNT cần chỉ đạo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT trong việc định hướng và là cầu nối cơ sở sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ, hỗ trợ cơ sở sản xuất xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hướng tới xuất khẩu.

UBND Thành phố Hà Nội cần ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm, cụ thể như: Hỗ trợ tổ chức hợp tác liên kết chăn nuôi; hỗ trợ xe chuyên dụng cho cơ sở giết mổ; hỗ trợ kho lạnh, thiết bị bảo quản cho cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tạo điều kiện về thủ tục thuê đất trong sản xuất và xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến, thuê địa điểm bán hàng tại các khu đô thị, trung tâm thương mại để tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra việc sản xuất và lưu thông, xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về ATTP và môi trường.

TRỌNG NHÂN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,200
  • Tổng lượt truy cập92,007,929
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây