Học tập đạo đức HCM

Tái khởi động dự án nhân giống ốc nhảy da vàng

Chủ nhật - 30/07/2017 06:04
Huyện Vân Đồn nổi tiếng với đặc sản ốc, trong đó ốc nhảy da vàng được các thực khách đánh giá cao, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu để được thưởng thức. Những năm qua, do bị khai thác quá mức nên loài ốc này trong tự nhiên dần cạn kiệt.

Nhận thấy nhu cầu về giống ốc nhảy da vàng, từ năm 2005, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất (KHKT&SX) giống thuỷ sản Quảng Ninhđã tiến hành triển khai đề tài nghiên cứu đặc điểm và quy trình sinh sản của ốc nhảy da vàng nhằm tiến tới mục tiêu nhân giống, chủ động quy trình sản xuất giống loại ốc này.

Đến năm 2015, công trình nghiên cứu đã mang lại những kết quả cơ bản, đưa ra được quy trình công nghệ, từ nguồn giống đã nhân tiến hành nuôi thử nghiệm trong môi trường thực tế tại xã Bản Sen. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc còn tồn tại hạn chế về đảm bảo nguồn thức ăn cho ốc ở giai đoạn non; tỷ lệ sống sau khi thả ốc giống ra môi trường tự nhiên thấp, nên từ đó đến nay đối tượng ốc nhảy da vàng không được nghiên cứu, nhân rộng mô hình. Đáng mừng là mới đây, vào tháng 5-2017, từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, dự án nhân giống ốc nhảy da vàng đã được tái khởi động trở lại và đến thời điểm này có nhiều chuyển biến hơn so với các giai đoạn trước.

Ốc nhảy da vàng là đặc sản của huyện Vân Đồn, được thực khách ưa chuộng. Ảnh: Hồng Nhung
Ốc nhảy da vàng là đặc sản của huyện Vân Đồn, được thực khách ưa chuộng. Ảnh: Hồng Nhung

 

Theo anh Bùi Hữu Sơn, Phó Phòng Khoa học kỹ thuật, Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh, chủ nhiệm đề tài, cho biết: Nét khác biệt trong công trình nhân giống lần này so với trước đây là chúng tôi triển khai trong môi trường giống tự nhiên nhất đối với con ốc nhảy da vàng. Cụ thể, chúng tôi vẫn sử dụng ốc bố mẹ thu được từ môi trường tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng bắt cặp và dùng nhiệt độ, độ mặn để kích đẻ.
 
Tuy nhiên, thay vì thực hiện trong lồng lưới và ở môi trường nước gần bờ hoặc nước trong bể như trước đây, Trung tâm đã sử dụng khu vực trại giống trên biển của Công ty TNHH Đỗ Tờ (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn), vốn có nước mặn quanh năm, môi trường nước trong lành và độ mặn phù hợp. Cơ sở này còn có khu vực bãi triều rộng lớn, dùng để ương giống trong cả 2 giai đoạn cấp 1 và cấp 2, giúp ốc giống có thể thích ứng với môi trường tự nhiên mà không bị giảm tỷ lệ sống.
 
Đến thời điểm này, Trung tâm đã nhân được khoảng 20 vạn con và đang vào trong giai đoạn ương cấp 2, tức là con ốc có kích thước bằng đầu ngón tay, có khả năng tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên để phát triển. Theo anh Sơn, nếu theo đúng quy trình, khoảng 10 ngày nữa lứa ốc này có thể được xuất để thả giống nuôi trong môi trường tự nhiên. Tỷ lệ sống sau thả ước đạt khoảng 70-80%, cao nhất từ trước đến nay.
 
Có thể thấy, kết quả trên là một bước tiến đáng mừng trong mục tiêu nhân giống, là cơ sở để có thể nhân rộng mô hình nuôi ốc nhảy da vàng. Đây hứa hẹn sẽ là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người dân. Bởi quy trình nuôi ốc nhảy da vàng không khó, giống ở tuổi cấp 2 khi thả ra tự nhiên đã có sức sống và khả năng kiếm mồi tốt, tỷ lệ sống cao. Điều kiện nuôi là chọn bãi tự nhiên, khoanh vùng và thả ốc giống (mật độ 15 con/m2) dẫn đến suất đầu tư ban đầu không lớn; khâu thu hoạch dễ dàng.
 
Chính bởi vậy, nếu trong quá trình nuôi (từ 8 tháng đến 1 năm) mà quản lý tốt thì chỉ trong khoảng 2-3m2 có thể thu hoạch được 1kg, giá thu mua trên thị trường khoảng 350.000 đồng/kg. Tính ra 1ha ốc nhảy da vàng thu hoạch được khoảng 3 tấn ốc thương phẩm. Trong khi đó con ốc nhảy da vàng do chất lượng tốt, mẫu mã, màu sắc bắt mắt, tỷ lệ dinh dưỡng trong thịt cao, đặc biệt là chỉ phân bố trên một số ít vùng biển, trong đó trọng tâm là vùng biển Vân Đồn nên thị trường tiêu thụ rất rộng mở, cung không đủ cầu.
 
Hy vọng rằng, với những nỗ lực, sáng tạo, Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh sẽ sớm đưa ra thị trường giống ốc nhảy da vàng thương phẩm, đạt tiêu chuẩn, là cơ sở để người dân nhân rộng mô hình kinh tế nuôi trồng thuỷ sản vốn mang lại sản lượng và giá trị.

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại216,463
  • Tổng lượt truy cập90,279,856
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây