Học tập đạo đức HCM

Biện pháp phòng, trị bệnh Bệnh viêm màng phổi ở heo

Thứ bảy - 14/11/2020 04:28
Hỏi: Bệnh viêm màng phổi ở heo hay còn gọi là bệnh viêm phổi dính sườn (APP) có triệu chứng như thế nào? Biện pháp phòng và trị bệnh ra sao?

Trả lời:

Bệnh này do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây ra hiện tượng viêm phổi, có thể gây chết heo. Bệnh xảy ra ở heo mọi lứa tuổi, nhưng nhiễm chủ yếu từ 2 - 6 tháng tuổi, đôi khi gây xuất huyết trên heo nái và hậu bị. Đường lây truyền chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe, lây lan qua đường không khí, lây từ mẹ sang con.

Thể quá cấp tính: Heo sốt cao 40,5 - 41,50C, ủ rũ, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy, heo khó thở, tần số mạch tăng. Da mũi, chân, tai, tím xanh. Giai đoạn đầu con vật khó thở trầm trọng, há mồm để thở. Heo bệnh chết nhanh chóng trong vòng 24 - 36 giờ. Trước khi chết chảy nhiều nước bọt, nước mũi nhiều bọt, có thể lẫn máu.

Thể cấp tính: Heo sốt cao 40,5 - 41,50C, da có nốt đỏ, heo bỏ ăn thở bụng, lười vận động, lười uống nước. Heo khó thở, ho, đôi khi phải há mồm thở, rối loạn nhịp tim, hệ tuần hoàn, đồng thời xung huyết ở những vùng xa tim.

Thể mãn tính: Heo không sốt hoặc sốt nhẹ, ho liên tục hoặc ho ngắt quãng, bỏ ăn, giảm khả năng tăng trọng. Khi phải vận động thì thường bị bệnh tụt lại phía sau đàn nếu bắt buộc cũng sẽ cố gắng một cách rất yếu ớt. Khi bị ghép với một số mầm bệnh gây bệnh đường hô hấp sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm.

Để phòng bệnh, cần thường xuyên phun sát trùng tiêu độc chuồng trại. Lựa chọn mua heo ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng kỹ thuật xét nghiệm PCR ngay tại trại giống để sàng lọc những con giống khỏe mạnh. Cách ly tất cả những con vật có biểu hiện bệnh. Định kỳ lấy mẫu xét nghiệm bệnh trong trang trại. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn heo. Sử dụng vaccine phòng bệnh định kỳ cho đàn heo.

Khi phát hiện bệnh, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Cần loại thải những con vật có biểu hiện nặng vì điều trị không đem lại hiệu quả kinh tế. Kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh. Dùng một số loại kháng sinh như Penicillin, ampicillin, nhóm cephalosporin, colistin, sulfonamide, cotrimoxazole. Bên cạnh đó cần bổ sung trợ sức, trợ lực, vitamin cho heo nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật.

 

Hỏi: Chim bồ câu có biểu hiện sốt, bỏ ăn, niêm mạc tụ huyết đỏ sẫm, mắt nhắm, đứng ủ rũ, thở khó, chảy nước mũi, nước mắt, sau đó xuất hiện ỉa chảy phân xanh vàng. Bệnh tiến triển nhanh. Mổ chim bệnh thấy: Bao tim có tụ huyết, đôi khi có dịch vàng; phổi, lách, gan và các niêm mạc có tụ máu. Các phủ tạng và đôi khi ở cơ còn có các hạt giống hạt kê, hoại tử có màu vàng xám. Xin hỏi đây là bệnh gì, cách trị bệnh ra sao?

Trả lời:

Theo mô tả, có thể chẩn đoán chim bồ câu mắc bệnh giả lao (vi khuẩn gây bệnh gọi là Yersinia pseudotuberculosis - vi khuẩn giả lao). Chim bị nhiễm vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn tồn tại và lưu hành trong môi trường tự nhiên và thức ăn. Chim ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn sẽ bị mắc bệnh. Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể chim qua đường hô hấp, do hít thở không khí có vi khuẩn.

Điều trị: Bệnh này điều trị ít có hiệu quả, vì bệnh tiến triển nhanh. Khi phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên thì chim đã bị rất nặng, khó chữa. Khi phát hiện một vài chim bị bệnh thì cần phải điều trị có tính chất phòng ngừa cho toàn đàn. Cách điều trị như sau: Phối hợp hai loại thuốc Kanamycin và Tetracyclin. Pha hai loại này với nước cho toàn đàn chim uống liên tục 3 - 4 ngày; hỗ trợ tim mạch, tăng sức đề kháng, cho uống hoặc trộn vào thức ăn các VitaminB1, K,A,D, E. Hộ lý: Cho chim ăn thức ăn dễ tiêu, bớt ăn các loại hạt.

Phòng bệnh: Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch. Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ. Khi có dịch xảy ra cần phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim. Tổ chức tiêm vacacine phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vaccine phòng bệnh.

Theo  ThS Nguyễn Ngọc Đức ĐT: 0916 965 688 Email: nguyenngocduc688@gmail.com (nguoichannuoi.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay29,437
  • Tháng hiện tại1,299,963
  • Tổng lượt truy cập100,356,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây