Trần Văn Duy – 01683936193 – Quế Long, Quế Sơn, Quảng Nam.
Trả lời:
Bệnh héo rũ trên cây lạc xuất hiện khá phổ biến, phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, loại đất cát khô, bệnh thường nặng hơn; riêng dạng héo khô và dạng héo lở cổ rễ còn phát triển mạnh trên đất giàu chất hữu cơ và trên xác cây chưa hoai mục. Trên đồng ruộng, các mầm bệnh lan truyền nhờ nước mưa và nước tưới.
Bệnh có thể do tác nhân vi khuẩn hoặc do nấm gây ra. Tùy theo loại tác nhân gây hại mà triệu chứng héo có ít nhiều điểm khác nhau. Có các dạng héo thường gặp sau đây:
- Bệnh do vi khuẩn: Cây lạc có thể bị bệnh sớm ở giai đoạn cây con hay khi cây đã ra hoa, đâm tia, đậu trái. Triệu chứng điển hình là các lá ngọn bị héo trước, rồi lan dần xuống các lá dưới. Các lá bị héo vào ban ngày, nhưng tươi lại vào chiều mát và vào ban đêm. Hiện tượng này chỉ kéo dài trong 2-3 ngày, sau đó, cây sẽ chết hẳn. Trong thân, nơi gần gốc, có màu nâu sậm và có chứa chất dịch vi khuẩn màu trắng đục, rễ cũng bị thối nâu, nhũn nước.
- Bệnh do nấm: Cây bị bệnh có triệu chứng héo rủ lá màu xanh hoặc hơi vàng, cổ rễ và đoạn thân ngầm bị bệnh có màu nâu, thối mục khô xác, nhổ cây dễ bị đứt gốc, quan sát thấy gốc rễ có những nấm mốc màu đen hay màu trắng bám xung quanh. Sau một thời gian cây bị chết.
Các tác nhân gây bệnh trên có thể xảy ra cùng lúc hoặc xen kẽ nhau trong ruộng, nên cần áp dụng cách phòng trị chung như sau:
Nên phòng ngừa bệnh tốt hơn là phun thuốc trừ khi bệnh đã xảy ra. Biện pháp tốt nhất là áp dụng phòng trừ tổng hợp: luân canh cây lạc với các loại cây trồng khác như cây lúa, bắp… Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai để bón lót cho lạc. Chọn đất trồng lạc dễ thoát nước như loại đất thịt pha cát. Cày bừa kỹ làm đất tơi xốp. Xử lý hạt trước khi gieo là biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Bón phân cân đối N, P, K. Trồng đậu trên đất thoát nước tốt.
Trường hợp ruộng lạc của bạn bị bệnh vào giai đoạn 20 ngày, cần sớm phát hiện và nhổ bỏ cây bệnh, rồi tưới nước vôi bột 4% vào đất nơi gốc cây bệnh, nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh. Thiêu đốt xác cây bệnh còn lại trên ruộng, hoặc vùi sâu hơn 10 cm. Tránh gây vết thương ở gốc thân, rễ và cành lạc khi vun gốc hoặc khi chăm sóc. Đồng thời, bạn cần quan sát kỹ triệu chứng bệnh và diễn tiến phát triển của bệnh để có hành động phù hợp. Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben... phun hai lần cách nhau 7 ngày. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 30g Ridomil MZ 72WP + 5cc Score 250EC pha với 10 lít nước để phun .
Theo khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;