Học tập đạo đức HCM

Nhớ hội chơi đu ngày xuân…

Thứ năm - 19/02/2015 22:48
Mỗi khi chim én về báo hiệu mùa xuân tới, cảnh vật làng tôi cũng thay đổi hẳn, cây cối đua nhau nẩy lộc đâm chồi, không khí đón xuân tất bật và rộn rã. Háo hức nhất là chờ cho đến ngày hội đu truyền thống.

Ngay từ những ngày cận tết, làng đã mời các cụ già cao tuổi có kinh nghiệm làm đu từ nhiều năm, đi săn tìm ở các lũy tre trong vườn rồi "ướm" những cây tre ngà già, đẹp, thẳng nhất bổ xuống để làm vật liệu cho cây đu. Giàn đu gồm 4 cây tre lớn tạo thành hai trụ, bàn đu và thượng đu. Thượng đu làm bằng thanh tre ngang nối hai phần trụ với nhau. Tay đu là hai thân cây tre nhỏ nhẵn nhụi vừa với tay cầm được "chốt" rất chắc chắn. Bàn đu là chổ để người chơi đặt chân đứng lên đó.

Nhớ hội chơi đu ngày xuân…

Hội xuân. Ảnh: Văn Bảy

Làng tôi thưở ấy nghèo lắm, nên các đôi trai gái tham dự cuộc chơi đu chẳng có trang phục quần áo lụa hồng, chẳng môi son má phấn nhưng vẫn tạo được nét đẹp hồn nhiên của người con gái chân quê. Tôi nhớ mãi các chị, các anh hồi đó đều mặc quần áo nâu sồi, nhưng là màu áo nâu sồi được nhuộm bằng củ nâu tươi rói. Để cho má mình thêm chín hồng, nhiều cô gái trước lúc vào "hội đu" ăn cau và trầu cho môi thêm thắm, cho nụ cười thêm duyên.

Địa điểm chơi đu là khu đất rộng và bằng phẳng nằm sát đình làng, đủ sức chứa được hàng ngàn người tham dự cuộc chơi. Hội chơi đu làng tôi thường diễn ra vào sáng mồng 2 tết, những cặp đôi nam thanh, nữ tú tham gia cuộc chơi, trước hết phải có "trái tim chắc khỏe" và tâm lý bình tĩnh, vững vàng, tự tin.

Khi hội trống gióng lên rộn rã, người xem ở khắp làng trên xóm dưới đổ dồn về cuộc chơi, vòng trong vòng ngoài khép kín. Trẻ nhỏ có khi được bố mẹ cho ngồi lên để nhìn cho được hết "chiếc đu bay", những đứa khác không chen chân được thì trèo tít lên ngọn cây cao, hò hét inh ỏi…

Những cặp đôi được trưởng ban tổ chức đọc tên và gọi vào chính là những anh những chị trong làng hàng ngày trên ruộng cày, ruộng cấy vẫn gặp nhau, nhưng phút giây này trông họ sao ngượng ngùng, bẽn lẽn... Họ chẳng nói với nhau điều gì, nhưng khi chàng trai dắt cô gái vào dây đu thì tiếng vỗ tay cổ vũ kèm theo tiếng cười vui lại rộ lên huyên náo cả làng.

Dầu là trai hay gái, dầu là người có "trái tim chắc khỏe" hay đã nhiều lần "tập duyệt" nhưng khi "xít đu" vòng đầu ai cũng có tâm lý hồi hộp trước đám đông và pha lẫn phần lo lắng. Nhiều chị mắt nhắm nghiền lại khi thân mình được vút lên bay bổng, tà áo tung tẩy gió xuân thổi vào tóc vào lưng mát rượi. Nhưng chỉ sau vài phút họ đã quen dần cảm giác, tâm hồn bay bổng phấn chấn hẳn lên như được con thuyền trôi êm giữa không trung và cảnh đẹp rỡ ràng. Bốn con mắt nhìn nhau đầy tình tứ, lãng mạn, êm ái …

Thật là:

Trai đu gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới

Hai hàng chân ngọc duỗi song song.. "

(Hồ Xuân Hương)

Nhưng mỗi cặp lên dây đu chỉ mười lăm phút thì tiếng còi của ban tổ chức báo hiệu kết thúc. Họ vui vẻ xuống và bàn giao dây đu cho người khác…

Tết này tôi trở lại quê, khu đất cạnh đình làng thưở xưa các anh chị chơi đu giờ đã thành "đình chợ" bày bán các hàng tạp hóa và nhiều dịch vụ khác.

Chim én vẫn bay rợp trời quê, làng tôi giàu có hơn nhiều, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy bồn chồn nhớ nhung với "Hội chơi đu ngày xuân" thưở ấy…

Phan Thế Cải
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,678
  • Tổng lượt truy cập92,028,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây