Học tập đạo đức HCM

Xây dựng Làng Văn hóa du lịch gắn với Nông thôn mới ở Lũng Cẩm Trên

Thứ tư - 18/03/2015 22:42
Thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là (Đồng Văn) hiện có 70 hộ dân với trên 300 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm 96% dân số. Từ năm 2010, thôn được huyện Đồng Văn chọn làm điểm về xây dựng Làng Văn hóa (LVH) du lịch gắn với xây dựng Nông thôn mới (NTM). Với sự chỉ đạo sát sao, sự đầu tư có trọng tâm, cùng sự đồng tình, hưởng ứng của người dân, thôn Lũng Cẩm Trên giờ đã có sự đổi thay nhanh chóng, tạo nên một diện mạo mới trên vùng Cao nguyên đá.
 

Xác định xây dựng LVH du lịch gắn với xây dựng NTM sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, ngay từ khi triển khai, thôn Lũng Cẩm Trên luôn bám sát kế hoạch, định hướng xây dựng NTM của huyện để tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân và luôn nhận được sự đồng tình, hưởng ứng, tạo sức lan tỏa sâu rộng. Trong phát triển kinh tế; thôn vận động người dân mạnh dạn đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế vào trồng, chăn nuôi, từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất chất lượng trên cơ sở triển khai các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương như thâm canh ngô, đậu tương, trồng cỏ gắn với phát triển đại gia súc. Do thôn biết khai thác tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển nên đã góp phần đưa kinh tế hộ tăng trưởng khá; hết năm 2014, thu nhập bình quân theo đầu người đạt trên 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày một tăng do biết làm thêm các ngành nghề phụ như nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn, làm dịch vụ du lịch. Cùng với phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống đường giao thông, cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất được quan tâm đầu tư; trụ sở thôn, nhà văn hóa đã được xây dựng theo kiến trúc truyền thống để sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đón tiếp khách du lịch tham quan.

 

Đường vào thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là được làm sạch đẹp

 

Chủ trương xây dựng LVH du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng NTM luôn được người dân trong thôn đồng tình hưởng ứng. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước cấp chăn bông, màn, chiếu phục vụ lưu trú cho khách du lịch, người dân trong thôn cũng đã góp công sức của mình tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương thông qua việc cải tạo nhà ở, mua sắm thêm các trang thiết bị tối thiểu để phục vụ và đón khách tham quan, lưu trú. Ý thức làm đẹp cảnh quan trong thôn được nâng lên rõ rệt, các hộ dân trong thôn chủ động tự giác di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà, trồng cây cảnh quan, làm công trình vệ sinh, láng sân, bó láng nền nhà. Việc khôi phục văn hoá dân tộc truyền thống cũng được người dân quan tâm hơn, đã thành lập Hội Nghệ nhân dân gian gồm 10 thành viên, hoạt động theo quy ước của thôn, thường xuyên biểu diễn những tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ các ngày lễ, hội, khách du lịch khi có yêu cầu. Kết quả bước đầu đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng tại thôn; năm 2014, có trên dưới 100 đoàn khách đến tham quan tại thôn. Gia đình anh Mua Sía Mua - một trong những hộ được huyện hỗ trợ tiền mua chăn bông, màn, chiếu làm dịch vụ Homestay (ở tại nhà) phục vụ du khách tâm sự: “Cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi còn đầu tư tu sửa, bài trí lại các phòng ở cho ngăn nắp, gọn gàng, láng sân, làm công trình vệ sinh, trước hết là để phục vụ chính nhu cầu sinh hoạt của gia đình, sau là để phục vụ khách du lịch lưu trú”. Với 3 phòng nghỉ, bình quân mỗi phòng có thể bố trí ngủ được từ 5 - 7 người (tùy nhu cầu nghỉ nhiều hay ít người của khách), với giá bình quân từ 50 - 70.000 đồng/người/tối. Vào mùa cao điểm, khách du lịch lên đông, mỗi tháng gia đình anh Mua cũng có thu nhập thêm từ 3 - 5 triệu đồng/tháng từ dịch vụ Homestay.

 

Nhiều nhà dân xã Sủng Là (Đồng Văn) được bài trí ngăn nắp, giữ được nét văn hóa truyền thống phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

 

Tuy nhiên, theo anh Mua Sè Sính, Bí thư Đảng ủy xã Sủng Là cho biết: Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong quá trình thực hiện xây dựng LVH du lịch gắn với xây dựng NTM ở thôn Lũng Cẩm Trên còn gặp những khó khăn như nhận thức của một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ phát triển nông nghiệp sang làm du lịch còn chậm; điều kiện kinh tế khó khăn nên việc huy động đóng góp của người dân còn hạn chế, nhiều hộ không có điều kiện cải tạo nhà cửa, mua sắm đồ dùng phục vụ nhu cầu khách du lịch.

Nhận rõ những hạn chế tồn tại, trên cơ sở những tiêu chí, kế hoạch xây dựng NTM đề ra, thôn Lũng Cẩm Trên đã, đang phát huy lợi thế, khơi dậy tiềm năng với quyết tâm đến hết năm 2015 cơ bản đạt các tiêu chí của Làng Văn hóa du lịch gắn với NTM.

 Nguồn:baohagiang.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập536
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,536
  • Tổng lượt truy cập93,152,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây