Học tập đạo đức HCM

Giám đốc Sở TT&TT Hà Tĩnh: BĐVHX đã mang lại nhiều kết quả lớn!

Thứ năm - 30/03/2017 05:38
Để tìm hiểu thêm về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng hệ thống điểm Bưu điện Văn hóa xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, PV Infonet đã có buổi trò chuyện ông Phan Tấn Linh – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh.
 Ông Phan Tấn Linh – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh

Điểm BĐ VHX đang “thay da đổi thịt” từng ngày

Xin ông cho biết vai trò, tầm quan trọng của của hệ thống điểm Bưu điện Văn hóa xã?

Ông Phan Tấn Linh: Bưu điện - Văn hoá xã (BĐ-VHX) ra đời vào năm 1998, trải qua nhiều thăng trầm, nhất là giai đoạn 2008-2013, khi mà các dịch vụ viễn thông CNTT bùng nổ (di động, Internet, điện tử CNTT) kể cả vùng sâu, vùng xa, đã làm cho hoạt động cung cấp dịch vụ tại điểm BĐVHX gần như bị tê liệt, nhiều điểm thua lỗ hoạt động cầm chừng. Để đổi mới phương thức hoạt động, cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhân dân gắn với xây dựng nông thôn mới, Chính phủ, Bộ TT&TT, chính quyền địa phương cùng với Vietnam Post đã đưa ra nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đến nay, một lần nữa khẳng định, sau 19 năm hoạt động, mô hình điểm BĐVHX đã thực sự mang lại nhiều kết quả to lớn, góp phần giúp cho ngành TT&TT thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông (dịch vụ phổ cập và GTGT); dịch vụ hành chính công; các dịch vụ tiện ích khác (như các dịch vụ về tài chính, hàng hóa tiêu dùng) cho người dân góp phần thúc đẩy phát triển KTXH khu vực nông thôn theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, BĐVHX còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn.

Để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của của điểm BĐVHX, thời gian qua, Sở đã có những chỉ đạo như thế nào?

Ông Phan Tấn Linh: Nhằm đổi mới toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động điểm BĐVHX, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ về bưu chính, viễn thông và đa dạng hóa các dịch vụ được cung cấp tại các điểm, đáp ứng tối đa nhu cầu của nhân dân, gắn với xây dựng nông thôn mới, thì thời gian qua, Sở TT&TT đã tham mưu nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có cả sự vào cuộc của nhà nước nhằm thúc đẩy điểm BĐVHX phát triển bền vững.

Điểm nhấn đối với sự thay da, đổi thịt của hệ thống điểm BĐVHX trong thời gian qua đó là sự ra đời của Đề án “Nâng cao hiệu quả điểm BĐVHX gắn với xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020” (ban hành theo Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của UBND tỉnh), đề án là sự vào cuộc mạnh mẽ của tỉnh, các địa phương và Vietnam Post. Qua đề án, các điểm BĐVHX sẽ được nâng cấp cả về cơ sở vật chất, khuôn viên hạ tầng phục vụ trong và ngoài điểm, đa dạng hóa, bổ sung nhiều loại dịch vụ, kể cả các dịch vụ ngoài dịch vụ bưu chính, viễn thông truyền thống như: Các dịch vụ tài chính (tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, chuyển tiền nhanh), dịch vụ hành chính công (chuyển phát giấy CMND, Hộ chiếu, giấy Đăng ký xe, chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội), dịch vụ hàng tiêu dùng thiết yếu cho bà con vùng nông thôn.

Trên cơ sở đề án và thực hiện tiêu chí ngành trong xây dựng nông thôn mới, Sở TT&TT đã ban hành Quyết định quy định cụ thể tiêu chuẩn cho điểm BĐ - VHX trong xây dựng NTM, đây chính là cơ sở để các xã, bưu điện căn cứ thực hiện.

 
 

Qua 2 năm thực hiện, đến nay, đã có 41/ tổng số 230 điểm BĐ - VHX được nâng cấp đảm bảo tiêu chí xây dựng NTM và hàng trăm điểm được tu sửa lại. Tổng kinh phí thực hiện đề án đến hết năm 2016: 3,2 tỷ ngân sách tỉnh, 7,2 tỷ từ nguồn vốn Vietnam Post. Theo đánh giá của Bộ TT&TT, Hà Tĩnh là một trong số ít các địa phương thực hiện tốt việc nâng cấp điểm BĐ-VHX theo định hướng của Bộ và là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành đề án và thực hiện việc nâng cấp đồng bộ các điểm với sự vào cuộc của cả Nhà nước và doanh nghiệp.

“Chúng tôi luôn đồng hành cùng ngành Bưu điện”

Cơ sở, vật chất của các điểm BĐ –VHX được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của người dân đến giao dịch.

Bên cạnh việc hỗ trợ về chính sách nâng cấp điểm BĐ - VHX, thì thời gian qua, Sở cũng đã có những đồng hành như thế nào với Bưu điện tỉnh?

Ông Phan Tấn Linh: Bên cạnh việc hỗ trợ về chính sách nâng cấp điểm BĐVHX, thời gian qua, Sở cũng đã đồng hành với Bưu điện tỉnh trong việc tham mưu UBND tỉnh cho phép Bưu điện tỉnh được tiếp cận và phối hợp với các Sở, ngành trong việc chuyển phát hồ sơ các dịch vụ hành chính công trên hệ thống bưu điện và tại các điểm BĐ – VHX.

Cụ thể Bưu điện tỉnh đã ký kết với UBND thành phố Hà Tĩnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở GD&ĐT, Sở Công thương, Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện tiếp nhận và chuyển phát 2999.492 lượt hồ sơ từ cơ quan giải quyết thủ tục hành chính đến tận địa chỉ tổ chức, cá nhân theo yêu cầu trong năm 2012 - 2016. Điều này, đã giúp cho nhân dân thực hiện dễ dàng các dịch vụ hành chính của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh mà không có điều kiện đi lại. Năm 2017, sẽ tiếp tục hỗ trợ cung cấp thêm các dịch vụ hành chính công khác theo Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, để đa dạng nội dung các đầu sách tại tủ sách của điểm BĐ - VHX nhằm phục vụ cho nhân dân nghiên cứu, giải trí, Sở TT&TT cũng đã ký kết kế hoạch phối hợp với Sở VHTT&DL trong việc luân chuyển sách từ thư viên qua điểm BĐVHX, giai đoạn 2013 –2016 đã thực hiện luân chuyển sách báo tại 54 điểm BĐ-VHX với tổng số lượng 12.550 đầu sách, báo.

Với những giải pháp, cơ chế, chính sách đã triển khai trên thì hệ thống điểm BĐ – VHX đã đạt được những kết quả như thế nào?

Ông Phan Tấn Linh: Với những giải pháp, cơ chế, chính sách đã triển khai, hệ thống điểm BĐ - VHX trên địa bàn đã thực sự thay đổi cả về cơ sở vật chất, lẫn chất lượng dịch vụ, phục vụ. Từ những điểm BĐ - VHX xập xệ, xuống cấp theo thời gian, kinh doanh thua lỗ, thu nhập của nhân viên thấp, nhiều điểm phải đóng cửa, đến nay, đã đổi mới hoàn toàn, khang trang hơn, sạch đẹp hơn, nhiều dịch vụ hơn, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, thu nhập nhân viên tốt hơn (từ 650 ngàn đồng/ tháng, nay đã đã đạt 3-10 triệu/tháng).

Theo Đặng Sơn - Hà Vũ/infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm194
  • Hôm nay40,704
  • Tháng hiện tại698,773
  • Tổng lượt truy cập90,762,166
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây