Học tập đạo đức HCM

Dùng smartphone đóng, mở cống thoát nước

Thứ hai - 19/07/2021 11:33
Hệ thống giám sát, điều khiển và đóng mở tự động cho 2 cống thoát nước sông Cụt và đập Hầu do Trường Đại học Hà Tĩnh nghiên cứu, lắp đặt bước đầu hoạt động khá ổn định, được các đơn vị vận hành đánh giá cao.
122d1094953t35511l0

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng ở thành phố Hà Tĩnh là do quy trình vận hành các công trình tiêu thoát chưa đáp ứng yêu cầu.

Những năm gần đây, tình trạng ngập úng thường xuyên diễn ra đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, phát triển KT-XH của TP Hà Tĩnh. Việc thoát nước của TP Hà Tĩnh thông qua 8 lưu vực. Nước thu gom từ 8 lưu vực này đổ ra 2 sông chính (sông Cày, Rào Cái) qua 40 cống ngăn triều/xả lũ.

Do đó, việc vận hành (đóng/mở) các cống này một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát nước, chống ngập úng cho TP Hà Tĩnh, đặc biệt trong mùa mưa lũ.

122d1095050t67232l0

Cống đập Hầu (xã Thạch Trung) được lắp đặt hệ thống giám sát, điều khiển và đóng mở tự động.

Từ thực tế này, Trường Đại học Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin giám sát, điều khiển và tự động đóng, mở tại một số cống thoát nước chính của TP Hà Tĩnh” theo đơn đặt hàng của Sở KH&CN.

Theo kết quả điều tra khảo sát, hiện nay, TP Hà Tĩnh đang dùng hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thoát được thu gom vào các kênh, mương, hồ rồi đổ ra sông chính qua 5 cống chính là: đập Cót, sông Cụt, đập Bợt, đập Vịt, đập Hầu và 35 cống nhỏ. Phần lớn cống thoát nằm trên các tuyến đê bao quanh thành phố.

Qua phân tích hiện trạng cho thấy, trong tất cả các cống thoát nước của thành phố thì hiện chỉ có 2 cống có hệ thống vận hành bằng mô tơ điện, chiếm khoảng 5% tổng số cống. Việc vận hành các cống còn lại rất khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa lũ, khi áp lực nước lên cống rất lớn thì việc đóng/mở bằng sức người rất khó, thậm chí không thể.

122d1095159t89276l0

Mô hình vận hành tự động cho các cống thoát nước chính của thành phố Hà Tĩnh.

Ngoài ra, trong mùa mưa bão, việc trực để giám sát mực nước trong và ngoài cống từ đó kịp thời vận hành đóng/mở phù hợp nhằm tiêu thoát nước cho thành phố là rất khó khăn, vất vả, người vận hành phải theo dõi cống gần như 24/24h trong điều kiện thời tiết mưa bão.

Đồng thời, việc chỉ đạo, quản lý và vận hành các cống của UBND thành phố phải qua 2 cấp/mức (UBND các xã, phường và cá nhân vận hành) nên có thể gây ra sự chậm trễ, gián đoạn.

122d1095229t22798l0

Hệ thống được ngành chuyên môn đánh giá cao.

Nhóm nghiên cứu đã triển khai lắp đặt hệ thống giám sát, điều khiển và đóng mở tự động cho hai cống (cống sông Cụt và cống đập Hầu). Theo Tiến sỹ Đoàn Hoài Sơn – Chủ nhiệm đề tài (Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh) thì việc sử dụng công nghệ khá đơn giản khi đơn vị vận hành chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh có cài sẵn ứng dụng riêng để thao tác đóng, mở các cống theo nhu cầu thực tế.

Cụ thể, hệ thống hoạt động theo nguyên tắc dựa trên các cảm biến đo mực nước trong và ngoài cống liên tục 24/24h. Sau đó, thông tin được truyền về bộ điều khiển trung tâm. Qua thiết bị mã hoá, giải mã, thông tin được hiển thị trên ứng dụng điện thoại (hoặc trang web riêng). Quá trình này, người vận hành sử dụng phần mềm trên điện thoại đã được cài đặt để điều khiển, mô tơ điện sẽ tự động thao tác đóng, mở các cống mà không cần phải có mặt tại hiện trường. Ngoài ra, hệ thống này còn cho phép công nhân giám sát một số sự cố trong quá trình vận hành các cống.

“Kết quả phân tích, đánh giá bước đầu cho thấy, hệ thống hoạt động khá ổn định và đã được các đơn vị vận hành tiếp nhận sử dụng. Chúng tôi đang đề xuất nghiên cứu lắp đặt hệ thống vận hành bằng mô tơ điện cho các cống còn lại trên điều kiện thực tế, nhằm giảm bớt sức lao động cho công nhân vận hành cống, đặc biệt trong mùa mưa bão” - Tiến sỹ Đoàn Hoài Sơn nói thêm.

 
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay56,188
  • Tháng hiện tại852,886
  • Tổng lượt truy cập90,916,279
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây