Thông tin được công bố tại cuộc họp báo về hạ lãi suất được Ngân hàng nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 10-5.
>> Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành từ 13-5
Cùng ngày, NHNN cũng ban hành Quyết định đồng loạt hạ lãi suất chủ chốt xuống 1% so với mức trước đây. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn từ 8%/ năm xuống 7%/ năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/ năm xuống 5%/ năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 9% xuống 8%/ năm.
“Đây là cơ sở để NHNN định hướng cho các Ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, đặc biệt là lãi suất các khoản vay cũ trong thời gian tới về mức hợp lý, một trong những giải pháp quan trọng để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”- Ông Tiến cho hay.
Về ý này, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc Ngân hàng BIDV cho biết từ 9-5, BIDV đã quyết định giảm mức lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên xuống dưới mức 10%/ năm. Nhiều khách vay của BIDV trong các lĩnh vực ưu tiên này đã nhận gói lãi suất xuống 7-8%/ năm. Ngoài ra, với chỉ đạo của NHNN, từ ngày 13-5, BIDV cũng hạ lãi suất cho vay các khoản vay trước đây xuống 13% mà không chờ đến hạn. Ước tính lợi nhuận của BIDV sẽ giảm khoảng 700 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó tổng giám đốc ngân hàng Agribank cho biết việc hạ lãi suất cho vay các khoản vay cũ về 13%/ năm là quyết định hết sức khó khăn nhưng Agribank buộc phải giảm để chia sẻ khó khăn với nền kinh tế và doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp trả gốc và lãi thì Agribank sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống tiếp. Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng đang dư thừa nên cùng với việc hạ lãi suất huy động thì từ ngày 13-5, Agribank cũng giảm lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn tối đa là 10%/ năm, thậm chí có những gói cho vay có lãi suất chỉ từ 6,5-8%/ năm. Còn lãi suất cho vay trung dài hạn phục vụ sản xuất mà không thuộc các lĩnh vực ưu tiên cũng chỉ tối đa là 12-13%/ năm.
Mặt khác, ông Hùng cũng đề xuất Chính phủ nên sớm đưa ra công ty quản lý tài sản quốc gia nhằm thúc đẩy nhanh hơn tiến trình xử lý nợ xấu, gỡ nút thắt tín dụng. Nếu có công ty này ra đời, “cục máu đông” của nền kinh tế dần được xử lý thì ngân hàng mới khơi thông được nguồn vốn và doanh nghiệp mới có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn. Lúc đó, lãi suất cho vay sẽ có cơ hội giảm thêm.
L.THANH
Theo tuoitre.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã