Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ ba - 29/10/2013 20:04
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Quyết định (QĐ) số 24 ngày 9/8/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, huyện Lộc Hà đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giải ngân nguồn hỗ trợ; từ đó góp phần phát triển mạnh mẽ các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Là gia đình có truyền thống đánh bắt hải sản, nhưng trước đây, anh Trần Đình Yên (thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim) phải đánh bắt bằng tàu cá công suất dưới 40 CV; thu nhập thấp, độ rủi ro cao mỗi khi bám biển. Giữa năm 2012, nhờ có chính sách hỗ trợ từ QĐ 24, anh Yên mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu cá công suất 110 CV, với giá trị gần 800 triệu đồng để vươn khơi, đem lại thu nhập cao và GQVL cho nhiều lao động, trong đó có 400 triệu đồng được hỗ trợ theo QĐ 24 của UBND tỉnh và QĐ 660 của UBND huyện Lộc Hà.

Hiệu quả từ chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn
Quyết định 24 của UBND tỉnh giúp xã Thạch Kim (LộcHà) có cơ hội đẩy mạnh phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ. Ảnh: K.H.

Anh Yên cho biết: “Chính sách từ QĐ 24 đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Trước đây, đánh bắt luẩn quẩn trong lộng bằng tàu nhỏ, không chỉ năng suất thấp mà còn luôn ám ảnh với nỗi lo hiểm nguy rình rập. Bây giờ, chúng tôi có thể đến các ngư trường như: Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt cả tháng. Hơn chục năm trong nghề, giờ đây, tôi mới có được cảm giác làm việc thoải mái trên con tàu lớn của mình và thu nhập cũng cao hơn nhiều”.

Là một trong những địa phương có phong trào đánh bắt hải sản mạnh mẽ, những năm qua, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ QĐ 24 của UBND tỉnh và cầu nối đắc lực của huyện Lộc Hà, xã Thạch Kim đã có cơ hội đẩy mạnh phát triển đoàn tàu đánh bắt xa bờ; làm đổi thay cơ bản phương thức đánh bắt nhỏ. Trước đây, trên 150 tàu thuyền đánh bắt hải sản của Thạch Kim, thì chỉ chưa đầy chục chiếc có thể đánh bắt xa bờ nhưng không đủ tiêu chuẩn về công suất cũng như độ lớn vỏ tàu. Đến nay, sau 3 năm chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, toàn xã phát triển gần 10 tàu cá có công suất từ 90-250 CV, đảm bảo tiêu chuẩn đánh bắt đến tất cả các ngư trường.

Bên cạnh thu hút nguồn hỗ trợ để phát triển đoàn tàu đánh bắt xa bờ, Lộc Hà còn tranh thủ tối đa hệ thống chính sách của tỉnh, đồng thời ban hành hệ thống chính sách của huyện để thúc đẩy xây dựng thêm nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản quy mô lớn. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, huyện chú trọng việc điều tra, khảo sát đảm bảo đúng đối tượng, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để các mô hình sản xuất có nhu cầu dễ dàng tiếp cận nguồn hỗ trợ.

Anh Trần Văn Ân (xóm 10, xã Thạch Bằng) một hộ nuôi tôm thâm canh cho biết: “Mặc dù so với tổng kinh phí đầu tư cho sản xuất của gia đình, nguồn hỗ trợ của Nhà nước chưa lớn, nhưng trong suốt quá trình sản xuất, chúng tôi được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ được huyện và xã tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể và tiến hành các thủ tục nhanh chóng”.

Là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về tranh thủ nguồn hỗ trợ theo QĐ 24 của UBND tỉnh, riêng 6 tháng đầu năm 2013, huyện Lộc Hà đã giải ngân trên 5,6 tỷ đồng. Theo đó, từ chỗ chưa có tàu đánh bắt xa bờ, Lộc Hà đã có 26 chiếc tàu công suất từ 90-250 CV. Cùng với đó là hàng chục mô hình sản xuất trên các lĩnh vực khác cũng được hình thành và phát triển.

Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân là yếu tố cốt lõi. Việc đẩy mạnh thu hút chính sách của Nhà nước để phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn đang là hướng đi đúng và vững chắc, nhằm nâng cao đời sống nhân dân; góp phần quan trọng đưa huyện mới Lộc Hà tiến nhanh, tiến mạnh trên chặng đường xây dựng và phát triển.

Tiến Thành
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập224
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay46,888
  • Tháng hiện tại704,957
  • Tổng lượt truy cập90,768,350
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây