Giống lúa lai OM 7347 thời gian sinh trưởng 95-105 ngày, số bông/m2 khá cao (350-380 bông), tỉ lệ hạt lép/bông thấp (9,9%), hạt gạo đẹp, thon dài (6,92mm), cơm dẻo, thơm, hàm lượng protein rất cao (8,9%). Ảnh: TTXVN |
Diện tích gieo cấy lúa lai thương phẩm từ 100.000 ha năm 1991 đã tăng lên và đạt 710.000 ha vào năm 2007.
Cơ cấu giống lúa lai ngày càng đa dạng, đáp ứng được yêu cầu mở rộng diện tích lúa lai ở nhiều vùng sinh thái, với các điều kiện khí hậu và tập quán canh tác khác nhau. Với thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày), năng suất cao hơn 20% so với giống lúa thuần, ít bị nhiễm bạc lá, thích hợp trong cơ cấu xuân muộn, mùa sớm.
So với tổng diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm 12-15%, nhưng đóng vai trò quan trọng ở phía Bắc với diện tích chiếm 32-33% trong vụ đông xuân và khoảng 17-20% trong vụ mùa. Thế nhưng 5 năm gần đây, diện tích trồng lúa lai lại sụt giảm, đến năm 2011, chỉ còn 595.000 ha.
Theo ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, phát triển lúa lai ở nước ta còn gặp trở ngại. Cụ thể, chúng ta chưa có nhiều dòng lúa lai bố mẹ của chính mình có đặc tính nông học tốt, có khả năng kết hợp và cho ưu thế lai cao, dòng mẹ có khả năng nhận phấn tốt, đặc tính bất dục ổn định.
Số tổ hợp lúa lai được chọn tạo trong nước được công nhận khá nhiều nhưng đa số lại không phải là giống chủ lực, chưa cạnh tranh được giống nhập khẩu (về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như chịu mặn, hạn, úng, rét).
Bên cạnh đó là hệ thống sản xuất giống chưa được tổ chức chặt chẽ. Các công ty nước ngoài và nhiều công ty trong nước không quan tâm sản xuất hạt giống F1 tại Việt Nam do tính rủi ro cao và sợ mất bản quyền. Nhiều doanh nghiệp vẫn tập trung vào việc nhập giống từ nước ngoài, tuy giá đắt, nhưng có lợi nhuận cao, gây nên tâm lý sính ngoại do việc tuyên truyền quảng bá quá mức.
Chính vì vậy, tại hội nghị “Tổng kết phát triển lúa lai giai đoạn 2001-2002, định hướng giai đoạn 2013-2020” diễn ra ngày 18/9 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho biết, Bộ đã đề ra định hướng phát triển lúa lai giai đoạn 2013-2020.
Theo đó, sẽ nâng tổng diện tích lúa lai thương phẩm hàng năm đạt 700-800 nghìn ha. Sản xuất hạt lai F1 trong nước cung cấp 50-60% nhu cầu hạt giống cho sản suất lúa lai đại trà, năng suất hạt lai F1 đạt hơn 3 tấn/ha.
Bộ NN&PTNT cũng sẽ nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho sản xuất hạt lai F1 và các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt giống lúa lai; nghiên cứu quy định yêu cầu các công ty nước ngoài tổ chức sản xuất hạt lai F1 tại Việt Nam để giảm giá bán hạt giống.
Đỗ Hương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã