Học tập đạo đức HCM

Bò sữa, con nuôi giảm nghèo ở Sóc Trăng

Thứ hai - 08/07/2013 21:45
Có dịp về thăm các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống của tỉnh Sóc Trăng như Tham Đôn, Đại Tâm (Mỹ Xuyên), Tài Văn, Thạnh Thới An (Trần Đề), Thuận Hưng (Mỹ Tú)…, đến đâu cũng thấy cán bộ xã bảo rằng: bò sữa đang là con nuôi xoá đói, giảm nghèo. Từ nuôi bò sữa, nhiều hộ đã thoát nghèo, trở thành tỷ phú.

Theo chân anh Huỳnh Thanh Vân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thạnh Thới An, chúng tôi đến thăm gia đình anh Trần Văn Chiến ở ấp An Hoà 2. Trong căn nhà khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, anh Chiến cho biết, năm 2007, được tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 2 con bò sữa từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, gia đình đã tích cực chăm sóc bò. Sau một thời gian, anh Chiến nhận thấy nuôi bò sữa không mất quá nhiều vốn, chỉ tốn công chăm sóc, lại thu lời cao nên quyết định gắn bó với con vật này. Đến nay, gia đình anh có 8 con bò đang cho sữa, trung bình mỗi con cho 3,5 - 4 tấn sữa/năm. Với giá sữa tươi khoảng 11.500 đồng/kg, trừ chi phí, một con bò có thể cho thu nhập 35 - 40 triệu đồng. 

Mấy năm nay, nhờ có bò sữa nên gia đình anh Chiến mới dư tiền cất nhà và lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn. Thấy nuôi bò sữa cho thu nhập cao nên anh đã dùng 5 công ruộng để trồng cỏ nuôi bò. 

Rời xã Thạnh Thới An, chúng tôi đến xã "bò sữa" Tham Đôn, nơi có đông đồng bào Khmer nhất huyện Mỹ Xuyên. Toàn xã hiện có khoảng 750 con bò sữa với trên 650 hộ nuôi, hầu hết đều là hộ khá - giàu. Điển hình như gia đình anh Trần Quốc Quang ở ấp Sô La 1, trước đây được xem là một trong những hộ nghèo nhất xóm, phải đi làm thuê kiếm sống. Năm 2004, khi được hỗ trợ 1 con bò sữa từ dự án, anh tập trung chăm sóc nên chỉ sau 1 năm, bò đã cho sữa, năng suất đạt 20 - 35kg/ngày. Sau 5 năm nuôi bò sữa, gia đình anh không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ có thu nhập khá, với 6 con bò đang cho sữa. 

Trao đổi với chúng tôi, anh Quang cho biết: "Thấy bò cho sữa nhiều nên mới đây, nhiều bà con đã tìm đến gia đình mua bò cái về làm giống. Tôi đã bán 3 con bò sữa cho bà con nghèo trong ấp và một bò đực, trị giá trên 100 triệu đồng. Năm nay, gia đình tôi có nhà mới, xe mới, vui lắm".

Cũng ở ấp Sô La 1, gia đình anh Liêu Anh Tuấn là một trong những hộ nổi tiếng với nghề nuôi bò sữa quy mô lớn. Hiện, gia đình anh đang sở hữu 16 con bò cái, trong đó có 14 con đang cho sữa. Đặc biệt, hộ anh Tuấn còn là gia đình đầu tiên của xã dùng máy vắt sữa theo kỹ thuật mới. Anh Tuấn chia sẻ: "Mua máy vắt sữa để tiết tiệm thời gian, tiền thuê nhân công mà sản phẩm sữa lại sạch hơn, chất lượng hơn. Trong nghề nuôi bò sữa, ngoài việc đảm bảo thức ăn thì khâu vệ sinh cũng rất quan trọng, chuồng phải luôn sạch sẽ, thoáng mát thì sữa bán mới được giá".

Hiện, gia đình anh Tuấn đang trồng 1ha cỏ làm thức ăn cho bò. Theo anh Tuấn, chỉ cần mỗi hộ có một con bò sữa là đã có thể thoát nghèo nhanh chóng, vì bò cho sữa hàng ngày. Riêng gia đình anh, với 14 con bò đang cho sữa, thu nhập đạt khoảng 700 triệu đồng/năm.

Phương Nghi
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay50,909
  • Tháng hiện tại593,264
  • Tổng lượt truy cập102,352,807
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây